Răng hàm là chiếc răng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai. Hơn thế nữa, việc bảo tồn răng luôn cần được ưu tiên trong hỗ trợ điều trị của các nha sĩ dù là răng hàm trên hay răng hàm dưới. Chỉ với những trường hợp không thể giữ lại được nữa, nha sĩ mới có chỉ định nhổ răng hàm. Vậy chúng ta cần nhổ răng khi nào, sau khi nhổ răng nên làm gì, tất cả thông tin đó sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
I. Khi nào nên nhổ răng hàm?
1. Khi nào nên nhổ răng hàm?
Không phải cứ nhức răng hàm hoặc bị sâu đều nên nhổ đi. Bạn cần đến khám và nghe tư vấn từ bác sĩ để có lời khuyên đúng đắn và chính xác. Sau đó mới quyết định có nên nhổ hay không. Thêm nữa những chiếc răng ấy không thể bọc răng sứ hoặc điều trị phục hồi bằng bất kỳ kỹ thuật nha khoa nào bởi đã bị tổn thương nghiêm trọng.
Nhóm răng hàm gồm các răng số 6 số 7 và số 8. Đây là 3 răng hàm có kích thước lớn nhất trong cung hàm và chân răng của chúng thì dài, chắc và nhiều chân hơn các răng khác. Trong đó có răng số 6 hay được gọi răng cấm được mọc gần răng số 7 có vai trò chính trong việc nhai hằng ngày. Răng cấm mọc trong khoảng thời gian con người từ 6-8 tuổi. Thường thì răng số 6 sẽ không được can thiệp nhiều, bởi nó có vai trò chính trong hàm răng tuy nhiên có một vài trường hợp có thể nhổ răng cấm bị sâu. Nhưng với điều kiện là có sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ.
2. Những trường hợp được chỉ định nhổ răng hàm
Các trường hợp cần nhổ răng bao gồm:
- Răng bị sâu quá nặng, ăn sâu vào đến tủy, chân răng và xương hàm, không thể hỗ trợ điều trị được nữa, gây viêm nhiễm mạn tính, biến chứng viêm chóp răng, áp – xe răng…
- Răng bị bật gốc hoặc lung lay nhiều không còn cách nào để răng chắc trở lại.
- Răng bị mọc lệch, mọc ngầm, làm ảnh hưởng đến những chiếc răng trong cung hàm.
- Nhổ răng hàm khi nó đã bị vỡ, gãy hoặc mẻ quá lớn không có khả năng phục hồi.
- Nướu bị tổn thương nghiêm trọng và men răng bị viêm nhiễm nặng làm mất khả năng lưu giữ răng.
II. Những nguyên nhân tăng nguy cơ phải nhổ răng hàm
Chúng ta vừa tìm hiểu những trường hợp bị chỉ định phải nhổ răng hàm. Vậy, đã bao giờ bạn tìm hiểu: tại sao nguy cơ phải nhổ răng hàm lại tăng lên? Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến răng miệng ảnh hưởng, tăng nguy cơ phải nhổ răng hàm
1. Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên sẽ làm cho răng bị ảnh hưởng, bị sâu nghiêm trọng, viêm nướu. Bao gồm: Chải răng không đúng cách, lười đánh răng, không sử dụng chỉ nha khoa, không đánh răng hết tất cả các vùng trong khoang miệng
2. Dinh dưỡng bổ sung chưa hợp lý
Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là thiếu Canxi, đây là nguyên nhân khiến cho răng không được chắc chắn.
Bên cạnh đó, các thực phẩm có chứa nhiều đường, axit, Carbohydrates cũng sẽ làm cho nướu, men răng bị ảnh hưởng.
3. Các thói quen xấu
Những thói quen xấu khiến cho răng bị ảnh hưởng đó là:
- Nghiến răng: Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ làm cho răng bị mòn, ngắn răng. Bên cạnh đó, cấu trúc răng cũng bị ảnh hưởng nếu thói quen của bạn là nghiến răng rất mạnh
- Hút thuốc lá: Không chỉ gây vàng răng, hôi miệng mà nó còn dẫn đến tình trạng bị viêm nướu, dẫn đến mất răng rất cao
4. Các chấn thương răng miệng
Khi tham gia những trò chơi như võ thuật, bóng rổ, đá banh… Nếu không đeo máng bảo vệ thì răng của bạn rất dễ bị tác động đến. Có thể gây vỡ răng, gãy răng. Chính vì vậy, khi tham gia những môn thể thao hoạt động mạnh, bạn nên biết cách bảo vệ mình.
Bên cạnh đó thì chấn thương do tai nạn cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị gãy răng.
5. Cách bệnh lý khác
Đối với những người mắc một số bệnh như ung thư khớp cắn, viêm khớp, tiểu đường… Thì nguy cơ bị mất răng sẽ cao hơn. Bởi vì lúc này răng sẽ yếu hơn, dễ bị tổn thương và bị rụng hơn.
III. Những đối tượng không nên nhổ răng hàm
Không phải đối tượng nào cũng có thể nhổ răng hàm được. Nếu bạn đang nằm một trong số những tình trạng được liệt kê dưới đây thì không nên nhổ ngay mà hãy chờ đến một thời điểm thích hợp nhé:
1. Người bệnh mới ốm dậy
Khi vừa mới khỏi sau một trận ốm thì bạn không nên nhổ răng ngay. Bởi lẽ lúc này sức đề kháng của bạn vẫn còn kém, khả năng đông máu không cao. Việc đông máu có thể sẽ mất nhiều thời gian dẫn đến mất nhiều máu, thêm nữa quá trình để lành vết nhổ cũng chậm hơn bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.
2. Phụ nữ đang mang thai
Có một vài ý kiến cho rằng phụ nữ đang mang thai thì không thể nhổ răng, tuy nhiên không hoàn toàn là vậy. Có nhiều người vẫn có thể nhổ răng hàm vào tháng giữa tức khoảng 4-5 tháng của thai kỳ. Trong trường hợp nhổ vào thời kỳ khác của thai sản thì cần có sự hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ nha khoa.
3. Viêm nhiễm tại chỗ
Cần tránh nhổ răng trong lúc các răng và các mô nướu xung quanh răng đang bị viêm nhiễm. Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ thì cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
4. Giai đoạn kinh nguyệt
Phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt thì không nên nhổ răng, hãy đợi cho kỳ kinh qua rồi hãy nhổ. Bởi trong thời điểm đó, nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao, kích thích các mô nướu, vết nhổ răng dễ bị sưng, viêm, chảy nhiều máu.
5. Bệnh nhân mắc phải các bệnh mãn tính hoặc đang dùng thuốc kháng sinh
Trước khi nhổ răng hàm, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình, các tiền sử bệnh lý cũng như các loại thuốc đang sử dụng. Đặc biệt các bệnh như tiểu đường, bệnh khó đông máu, huyết áp cao/thấp… bởi nó ảnh hưởng đến khả năng đông máu và quá trình lành vết thương của bạn.
IV. Nhổ răng hàm có thật sự nguy hiểm?
Răng hàm là chiếc răng được liệt vào dạng phức tạp trong kỹ thuật nhổ răng bởi có cấu tạo gồm 4 chân răng. Do đó, nếu thực hiện không chuẩn xác, bạn có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm:
- Chảy máu kéo dài và không ngừng sau khi nhổ, bệnh nhân sẽ mất nhiều máu và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhiễm trùng: Dụng cụ nhổ hoặc môi trường nhổ không đảm bảo sạch khuẩn có thể sẽ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng trong và sau khi nhổ.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều biến chứng phổ biến mà bạn sẽ gặp phải nếu nhổ răng hàm tại địa chỉ không uy tín. Do đó, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình, hãy cân nhắc lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để đạt được chất lượng tốt nhất!
V. Nhổ răng hàm tại nha khoa cần đảm bảo tiêu chuẩn gì?
Nhiều người vẫn nghĩ nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng hàm thì rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh. Thực tế thì cấu tạo dây thần kinh trong khoang miệng được bảo vệ khá tốt, tách biệt và cách xa chân răng. Nhổ răng hàm sẽ không hề nguy hiểm nếu đáp ứng được các yếu tố sau:
1. Dụng cụ vô trùng sạch sẽ
Tại nha khoa, các dụng cụ nhổ răng đều được vô trùng và khử khuẩn rất sạch sẽ, đảm bảo hạn chế các tình huống nhiễm trùng cho bệnh nhân. Đồng thời, kỹ thuật nhổ răng của các bác sĩ chuyên khoa cũng được tiến hành rất thành thạo, đảm bảo đúng quy trình và chuẩn xác.
2. Kỹ thuật nhổ răng bác sĩ cần phải đảm bảo
Rõ ràng, nhổ răng hàm đặc biệt là răng khôn liệu có an toàn hay không phụ thuộc vào kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ. Các bác sĩ tại Nha khoa hiện nay có kỹ thuật nhổ răng tốt, không gây đau, cầm máu nhanh chóng, còn hỗ trợ liền thương vô cùng tốt nên sẽ không gặp phải biến chứng nguy hiểm.
3. Tư vấn chế độ ăn uống sau khi nhổ răng
Để có kết quả tốt hơn sau khi nhổ răng hàm, bạn cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống, không ăn đồ ăn quá nóng, lạnh, cứng, dai hoặc giòn. Khi súc miệng để làm sạch khoang miệng, cũng không nên làm động tác quá mạnh, dễ khiến máu tiếp tục bật ra.
VI. Nha Khoa Quốc Tế 108 (tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108) – Địa chỉ nhổ răng hàm uy tín, không đau nhức
Nha Khoa Quốc Tế 108 là địa chỉ nhổ răng hàm được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay. Tại đây, chúng tôi đảm bảo nhổ răng ít gây đau nhức và đảm bảo an toàn cho khách hàng:
- Nhổ răng kết hợp gây tê: Hiện nay, việc nhổ răng đã nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều, không gây đau đớn nhờ thuốc gây tê cực tốt. Đặc biệt hiện nay tại Nha Khoa Quốc Tế 108 đã ứng dụng hệ thống gây tê hiện đại với các dạng tiêm, bôi, xịt, phù hợp với mọi đối tượng. Thuốc tê ngấm có thể gây tê trong 2 giờ đủ để hoàn thành việc nhổ răng.
- Nhổ răng kết hợp công nghệ siêu âm Piezotome: các nha khoa còn ứng dụng công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome thành công cho hàng nghìn trường hợp khách hàng. Khách hàng đều bày tỏ sự hài lòng và cho biết không hề thấy đau nhức trong suốt quá trình nhổ răng.
VI. Lưu ý sau khi nhổ răng hàm
Sau khi nhổ răng hàm xong về nhà, bạn cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để không gây nhiễm trùng vết nhổ cũng như khiến cho nó lành nhanh hơn. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên tuân theo:
- Bạn nên giữ chặt bông gạc tại chỗ nhổ trong khoảng từ 45 – 60 phút để cầm máu.
- Không nhai bằng hàm vừa mới nhổ răng, sau khi hết thuốc tê mới được ăn.
- Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê cho, không tự ý sử dụng những loại thuốc giảm đau tự mua
- Bạn có thể chườm đá giảm đau sau 24 giờ nhổ răng. Bọc đá trong túi đá hoặc khăn mềm chứ không để đá trực tiếp vào trong miệng, rồi chườm quanh vùng má bên ngoài khu vực răng vừa nhổ.
- Uống nhiều nước bằng ống hút
- Nghỉ ngơi điều độ chuẩn khoa học, không nên làm việc quá sức gây căng thẳng dẫn đến đau nhức.
- Để tránh vết nhổ răng bị nhiễm trùng tránh để tay trần hoặc vật nhọn chạm vào vết nhổ.
- Duy trì đánh răng 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn và mảng bám trên răng.
Dấu hiệu đau, sưng hay thậm chí đau đến phát sốt là hiện tượng bình thường mọi bệnh nhân đều gặp phải sau khi nhổ răng. Chúng thường chỉ xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Vì vậy mà bạn không cần lo lắng vì điều này. Tuy nhiên khi tình trạng sưng tấy, đau nhức kéo dài không kiểm soát được bạn cần đến thông báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý thích hợp.
Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho những bạn độc giả nào đang có ý định nhổ răng hàm. Mong rằng bạn sẽ có những kiến thức thiết thực để có một hàm răng chắc khoẻ.
Để lại một bình luận