Răng cấm bị hư là tình trạng xuất hiện khá phổ biến khi nhắc đến các vấn đề về răng. Vì vị trí của răng cấm nằm đặc thù trong khoang miệng nên chiếc răng này khiến không ít người lo lắng. Không chỉ mọc lệch hàm mà việc bị hư hại của răng cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, tâm lý người bệnh. Cùng Nha Khoa Quốc Tế 108 tìm hiểu thêm nguyên nhân răng cấm bị hư cũng như cách khắc phục triệt để.
Nguyên nhân răng cấm bị hư
Răng cấm bị hư do thực hiện chức năng ăn nhai thường xuyên
Trên thực tế, răng cấm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chức năng ăn nhai của hàm răng. Tuy nhiên, sau thời gian dài làm việc, răng dễ bị hư hỏng do:
- Chịu lực tác động mạnh thường xuyên khi ăn đồ cứng khiến cấu trúc răng bị biến dạng.
- Mật độ nhai nhỏ, hoạt động liên tục.
- Tiếp xúc với đa dạng đồ ăn, hình thành vi khuẩn tấn công. Đặc biệt là các thực phẩm có tính axit cao, dễ gây ăn mòn.
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng cấm bị hư. Để loại bỏ nguyên nhân này, bạn cần thực hiện các điều sau:
- Đánh răng thật kỹ và đủ số lần tối thiểu mỗi ngày.
- Sử dụng lực đánh vừa phải cũng như dùng bàn chải mềm tránh gây tổn thương chân răng, nướu.
- Đổi thói quen sử dụng tăm thành chỉ nha khoa
- Súc miệng, sát khuẩn bằng nước muối thường xuyên.
- Khám răng thường xuyên khoảng nửa năm 1 lần.
Do tai nạn ngoài ý muốn
Vô tình bị tai nạn cũng là nguyên nhân khiến răng cấm bị hư bao gồm các trường hợp như:
- Vô tình va đập mạnh vào vật gì đó khiến răng hàm bị vỡ.
- Chủ quan cắn vật cứng khiến răng bất ngờ bị bể.
- Răng cấm bị chết tủy do va chạm mạnh.
- Mất răng vĩnh viễn do tai nạn chấn thương răng hàm mặt.
Cách xử lý răng cấm bị hư
Răng cấm bị hư sau khi nhổ đi sẽ tạo ra những khoảng trống trên cung hàm. Do vậy, làm cách nào để ngăn chặn những biến chứng xấu liệt kê ở trên phát sinh. Hiện nay, bạn có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau khắc phục hậu quả này. Tùy vào nhu cầu và điều kiện của từng người sẽ phù hợp với một cách trồng lại răng cấm riêng.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một kỹ thuật nha khoa thường được chỉ định để khôi phục, định hình lại dáng răng sau khi nứt, gãy, mẻ,..
Với các răng bị viêm nhiễm hoặc hoại tử tủy, bác sĩ sẽ phải loại bỏ tủy và ổ vi khuẩn trước khi bọc răng sứ nhằm phòng ngừa các biến chứng không mong muốn. Nếu răng sau chữa tủy quá yếu, không đủ khỏe để cố định, nâng đỡ răng sứ, bác sĩ sẽ phải thực hiện đóng chốt răng nhằm giúp chúng được vững chắc hơn.
Nhổ răng cấm bị hư
Nhổ răng cấm bị hư được xem là phương án trị liệu cuối cùng, thường được chỉ định khi răng cấm bị tổn thương quá nặng, không thể điều trị được.
Quá trình nhổ răng cấm diễn ra khá nhanh chóng và đơn giản. Sau khi vệ sinh răng miệng, gây tê cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị phát sóng siêu âm, tách răng ra khỏi mô mềm, sau đó nhổ chúng bằng các dụng cụ y khoa chuyên dụng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng cấm, cần thực hiện trồng lại răng ngay để đảm bảo an toàn và hàm răng được hoạt động tốt nhất.
Trồng lại răng cấm bị hư
Hiện nay, trồng lại răng cấm bị hư bằng phương pháp Implant là phương án phục hình răng tốt nhất được nhiều khách hàng lựa chọn. Ưu điểm vượt trội của giải pháp này được kể đến như:
- Đa phần, răng Implant có cấu tạo tương tự như một chiếc răng thật, mọc tự nhiên từ nướu.
- Răng Implant có đầy đủ chân, và thân răng.
- Răng Implant sở hữu khả năng hoạt động độc lập trên cung hàm.
- Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cao, mà răng Implant còn có độ bền vững chắc theo thời gian.
- Trồng răng Implant là giải pháp tối ưu giúp bạn ngăn chặn hiện tượng tiêu xương, mất răng.
- Tuổi thọ của răng Implant cực kỳ cao, nếu chăm sóc đúng cách, kịp thời có thể sử dụng được trọn đời.
Chi phí phục hình răng cấm bị hư là bao nhiêu?
Chi phí phục hình răng cấm bị hư là bao nhiêu? Có đắt đỏ hay không là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, chi phí trồng răng cấm dao động từ 13 đến 15 triệu, tùy thuộc vào người bệnh lựa chọn phương pháp trồng răng cấm, tình trạng tổn thương răng cũng như số lượng răng cần thay thế.
Dù phương pháp Implant có giá thành khá cao nhưng lại sở hữu nhiều lợi ích tối đa cho bệnh nhân. Với thời gian tuổi thọ răng lên đến 50 năm mà không cần thay thế cái khác. Thậm chí, nhiều khi còn sử dụng vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc cẩn thận.
Hy vọng, với những chia sẻ mà Nha Khoa Quốc Tế 108 tổng hợp trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến răng cấm bị hư. Đồng thời, qua đây có thể tìm cách phòng ngừa tình trạng này. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến răng cấm, có thể tìm đến Nha Khoa Quốc Tế 108 để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Tại đây chuyên hỗ trợ điều trị, khắc phục tình trạng răng cấm bị hư hiệu quả, tối ưu nhất.
Để lại một bình luận