Theo nghiên cứ có đến 75% tình trạng răng trẻ em bị xỉn đen trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi là phổ biến nhất. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và cách làm sạch mảng bám trên răng bé ra sao? Meosuckhoe.net sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết này.
1/ Nguyên nhân khiến răng trẻ em bị xỉn đen
Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng trẻ em bị xỉn đen, răng bé bị đốm đen, răng trẻ 1 tuổi bị ố vàng hay tình trạng răng sữa của bé bị mủn… Những tình trạng này đều khiến răng của bé bị đổi màu, bị biến dạng răng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này, bố mẹ cần chú ý để phòng tránh tình trạng này cho trẻ:
- Chế độ vệ sinh răng miệng kém
Đây là nguyên nhân thường khiến răng các bé bị xỉn đen, ố vàng nhiều nhất. Vì bố mẹ thường không quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng của trẻ nên khiến răng của bé không được sạch sẽ. Vi khuẩn sẽ tấn công các thức ăn thừa còn sót lại trên răng, từ đó hình thành các mảng bám ố vàng trên răng. Lâu dần sẽ xuất hiện răng trẻ bị đốm đen do sâu răng.
- Trẻ em bị thiếu chất dinh dưỡng
Trong độ tuổi mọc răng trẻ sẽ cần rất nhiều vitamin, canxi và khoáng chất để cho răng sữa được cứng chắc, sáng bóng và mầm răng vĩnh viễn cũng cần để phát triển bình thường. Nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ sẽ khiến cho răng dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng răng sữa bị mủn, răng vĩnh viễn của trẻ bị đen sau khi thay răng.
- Chế độ ăn uống chứa nhiều đường, tinh bột
Trẻ rất thích ăn những đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường, tinh bột như bánh ngọt, kẹo ngọt, đồ uống có ga… mà lúc này bố mẹ không kiểm soát việc ăn uống của trẻ, để trẻ ăn uống thoải mái mà không vệ sinh răng miệng. Điều này sẽ dễ làm răng trẻ bị hỏng, tình trạng răng trẻ em bị xỉn đen là không thể tránh khỏi.
Trẻ em ăn quá nhiều đồ chứa tinh bột và đường
- Cha mẹ sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ không khoa học
Khi mẹ mang thai hoặc bé trong độ tuổi từ 6 – 8 tuổi mà uống thuốc kháng sinh có chứa tetracycline, oxytetracyclin, minocycline và doxycycline… sẽ làm men răng của trẻ bị ố vàng, răng vĩnh viễn bị đen và không thể nào làm trắng lại được như ban đầu.
- Do men răng yếu nên răng bị ố vàng, xỉn đen
Tình trạng này thường xuất hiện ở răng sữa của trẻ, vì răng sữa có men răng yếu và mỏng rất dễ bi vi khuẩn tấn công. Bởi vậy nên bố mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng của trẻ.
2/ Cách khắc phục tình trạng răng em bé bị đen
Răng trẻ em bị xỉn đen thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa để thăm khám, việc thăm khám này sẽ giúp cho bé ngăn ngừa tình trạng răng bị sún, xỉn màu hay sâu đen được điều trị hoàn toàn. Tình trạng răng sữa bị đen thì các bác sĩ sẽ tiến hành nạo chỗ đen và hàn trám lại để chờ đến khi thay răng vĩnh viễn.
Với những bé 16 tháng bị đen răng, bị ố vàng thì các bác sĩ sẽ tiến hành bổ sung thêm cho răng các khoáng chất, Flour và canxi để giúp cho răng thêm trắng sáng, cứng chắc. Lúc này bé còn thay răng những kỹ thuật nha khoa phức tạp không cần thiết áp dụng trong trường hợp này.
Hàn trám răng trẻ em bị xỉn đen
Răng vĩnh viễn bị đen thì bác sĩ sẽ vẫn phải nạo chỗ đen, hàn trám và để bảo vệ răng của bé tốt nhất thì bạn nên bọc răng sứ cho trẻ. Vì khi đã thay răng vĩnh viễn thì không nên nhổ, răng sẽ không thể mọc lại.
Cách chữa vàng răng cho bé thì các bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng giúp răng của bé được sáng hơn. Trẻ em thì không nên tẩy trắng răng vì men răng của trẻ chưa ổn định, cứng chắc.
Hoặc bạn có thể làm trắng răng cho bé bằng các nguyên liệu tự nhiên đó là dùng vỏ chuối trà răng, dùng dâu tây nghiền để đánh răng hoặc nước chanh đánh răng… sẽ giúp răng trắng sáng hơn. Nhưng các phương pháp này không nên thực hiện thường xuyên, 1 tuần chỉ nên thực hiện 1 lần.
3/ Cách phòng ngừa răng trẻ em bị đốm đen
Để giúp trẻ có hàm răng trắng sáng, bền chắc suốt quãng thời gian trưởng thành sau này mà không cần phải lo đến răng trẻ em bị xỉn đen thì bố mẹ cần chú ý đến những cách phòng tránh sau đây:
- Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và thịt đỏ để bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, canxi cần thiết cho răng
- Nên kiểm soát chế độ ăn vặt của trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga
- Cần vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ từ khi còn nhỏ. Nếu bé không tự vệ sinh được thì bố mẹ có thể lấy khăn sạch vệ sinh răng cho trẻ. Khi bé bắt đầu từ 2 tuổi trở lên thì bố mẹ nên cùng bé đánh răng mỗi ngày để hình thành thói quen vệ sinh răng miệng khi lớn
- Nên lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp với răng miệng của trẻ. Vì kem đánh răng có chứa nhiều flour cũng làm răng bé bị nổi các nốt trắng lâu ngày gây sâu răng. Độ pH có trong nước súc miệng quá cao sẽ làm miệng bị khô, vi khuẩn dễ dàng tấn công răng hơn bình thường
Đưa trẻ đến nha khoa thăm khám thường xuyên
- Làm sạch mảng bám đen trên răng cho trẻ bằng cách đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần để đảm bảo răng bé được phát triển tốt
- Trong thời kỳ mang thai hoặc khi con bị ốm bố mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh. Mỗi khi muốn sử dụng thuốc thì nên có đơn kê của bác sĩ, như vậy vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa không ảnh hưởng đến răng
Răng trẻ bị xỉn đen sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ như làm mất độ thẩm mỹ, khả năng ăn nhai, phát âm khi nói chuyện. Vì vậy khi thấy răng bé bị đốm đen, xỉn màu, ố vàng thì nên đưa bé đến các cơ sở nha khoa để thăm khám.
Nếu bạn vẫn còn các câu hỏi liên quan đến vấn đề răng trẻ em bị xỉn đen thì hãy để lại Comment hoặc gọi đến tổng đài 19006900 các chuyên viên nha khoa sẽ giải đáp miễn phí cho bạn.
Để lại một bình luận