Contents
- 1 Rượu cẩu kỷ tử
- 2 Rượu long nhãn
- 3 Rượu nhân hồ ma
- 4 Rượu tam thất, nhân sâm
- 5 Rượu hoa cúc
- 6 Cao kim tủy
- 7 Rượu sơn tra, tam thất
Rượu thuốc là một trong những thuốc đông y được nhiều người sử dụng hiện nay. Nếu muốn phòng tránh các bệnh về gan, thận, tỳ thì bạn không nên bỏ qua các rượu thuốc sau.
Rượu cẩu kỷ tử
Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 250g, rượu vàng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Cẩu kỷ tử rửa sạch, cho vào rượu, đậy kín và ngâm 2 ngày, mỗi ngày lắc vài lần cho ngấm đều. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống một ít sau bữa cơm.
Công hiệu: Dưỡng gan, sáng mắt, sơ phong thanh nhiệt.
Chỉ định: Dùng cho người gan nóng dẫn đến mắt đỏ, sưng, đau, nhìn không rõ.
Chú ý: Người bị thực nhiệt, tỳ yếu tiêu chảy và người bị thái quá chức năng tình dục không nên dùng.
Rượu long nhãn
Nguyên liệu: Long nhãn 100g, rượu trắng ngon 500ml.
Cách chế biến: Long nhãn rửa sạch, cho vào bình rượu, đậy kín, ngâm 100 ngày, lắc đều rượu mỗi ngày. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần hâm nóng uống hai chung nhỏ.
Công hiệu: Bổ phổi, an thần, giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho người tâm huyết suy yếu, dẫn đến mất ngủ, hay mơ, mỡ cao trong máu.
Chú ý: Người bị tiêu chảy hoặc đờm nhiều không nên uống.
Rượu nhân hồ ma
Nguyên liệu: Nhân hồ ma 100g, ý dĩ 30g, địa hoàng khô 250g, rượu trắng 1 lít.
Cách chế biến: Cho nhân hồ ma, ý dĩ, địa hoàng khô vào túi vải thưa, cột chặt miệng túi. Đổ rượu vào hũ, cho túi vải vào, đậy kín; ngâm trong 7 ngày rồi uống. Mỗi ngày uống một lần, mỗi lần 30ml.
Công hiệu: Khỏe gân cốt, trừ phong, bổ thận, lợi tinh.
Chỉ định: Dùng cho người gan, thận suy yếu, gân cốt không khỏe, dẫn đến đau do phong hàn, tay chân đau nhức, tê liệt không cảm giác và các di chứng sau khi trúng gió.
Chú ý: Người bị tiêu chảy không nên dùng.
Rượu tam thất, nhân sâm
Nguyên liệu: Tam thất 15g, nhân sâm 10g, thích ngũ gia 30g, rượu trắng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Ngâm các vị thuốc trên trong nước cho ngấm, sau đó bỏ vào trong rượu trắng, đậy kín và ngâm tiếp 1 tuần. Tùy mỗi người uống cho thích hợp.
Công hiệu: Bổ khí, dưỡng huyết, lọc gan, lợi thận, tan bầm, ngừng đau.
Chỉ định: Dùng cho người bị tụ huyết, thận suy, đau lưng, bạch huyết cầu giảm, trật đốt sống lưng, đau dây thần kinh tọa.
Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng; người bị tỳ vị tích nhiệt không nên dùng.
Rượu hoa cúc
Nguyên liệu: Hoa cúc 30g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Hoa cúc rửa sạch, cho vào bình rượu, đậy kín, ngâm trong 1 tuần rồi uống. Mỗi ngày uống một lượng nhỏ vào buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Công hiệu: Tốt cho đầu và mắt.
Chỉ định: Dùng cho người gan nóng dẫn đến hoa mắt chóng mặt, chân tay tê dại, không có cảm giác, mắt hoa, không nhìn thấy rõ.
Cao kim tủy
Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 250g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Cẩu kỷ tử rửa sạch, để ráo, cho vào bình rượu ngâm 15 ngày. Sau 15 ngày lấy ra, cho vào thố nghiền thành nước. Lọc cả nước cẩu kỷ tử và rượu trắng qua miếng vải thưa, sau đó đổ vào nồi, nấu trên lửa lớn.
Khi sôi, vặn nhỏ lửa, cho đến khi rượu đặc lại như cao thì tắt lửa. Để nguội rồi cho vào lọ. Mỗi ngày lấy một muỗng canh pha với rượu, hâm nóng uống vào sáng và tối.
Công hiệu: Lợi tinh, bổ tủy, hoạt huyết, tan bầm, tiêu mỡ, giảm béo.
Chỉ định: Dùng cho người bị chứng thận yếu, tinh suy, lưng và đầu gối nhức mỏi, tay chân tê dại, bệnh mỡ cao trong máu và các di chứng sau khi trúng gió.
Chú ý: Người bị thực nhiệt, tỳ suy, tiêu chảy không nên dùng.
Rượu sơn tra, tam thất
Nguyên liệu: Sơn tra 30g, hoàng kỳ, tam thất mỗi thứ 10g, rượu trắng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Tam thất thái lát, cho vào bình rượu cùng với sơn tra và hoàng kỳ; đậy kín, ngâm trong 1 tuần rồi uống. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
Công hiệu: Hoạt huyết tan bầm, thông khí, ngưng đau.
Chỉ định: Dùng cho người bị chứng nghẽn khí, tụ huyết dẫn đến đau ngực, đau hông, gan nhiễm mỡ và mỡ cao trong máu.
Để lại một bình luận