Tụt lợi là vấn đề nha khoa thường gặp phải ở độ tuổi trung niên tuy nhiên nhiều người trẻ cũng đang phải đau đầu về vấn đề này. Tụt lợi hiểu đơn giản là hiện tượng lợi bị kéo trở lại cuống răng, để lộ bề mặt chân răng. Nhiều người mắc chứng tụt lợi rất hoang mang và lo lắng về hậu quả và không biết cách khắc phục tình trạng này. Hãy cùng các bác sĩ nha khoa hàng đầu của chúng tôi tìm hiểu về tình trạng này.
Tụt lợi là bệnh lý răng miệng như thế nào?
Tụt lợi (hay còn gọi là tụt nướu) là tình trạng mà khi lợi bị kéo trở lại từ bề mặt răng, để lộ bề mặt chân răng.
Đây là một dạng bệnh (nha chu) rất phổ biến và thường gặp nhiều ở tuổi trung niên. Bệnh do vệ sinh răng miệng không cẩn thận và xấu nhất có thể dẫn đến gãy răng.
Y học hiện đại có nhiều phương pháp chữa trị, phục thuộc vào tình trạng lợi và mức độ nghiêm trọng của thiệt hại lợi. Vì vậy, khi gặp phải bệnh này người bệnh cần có chuẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Chúng tôi xin cung cấp những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của tụt lợi bao gồm:
Dấu hiệu và triệu chứng
- Chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng
- Nướu hay lợi bị sưng, đỏ tấy
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Đau ở lợi
- Quan sát lợi bị thu hẹp diện tích lại rõ rệt
- Lộ chân răng, cuống răng
- Răng bị lung lay, không chắc chắn
Khi nào người mắc cần phải gặp bác sĩ?
Khi bạn nhận ra mình gặp phải 4/6 dấu hiệu ở trên, chắc chắn lợi bạn đã bị tụt và có nguy cơ chuyển biến xấu hơn. Nếu bạn có gặp bất cứ dấu hiệu nào hoặc có câu hỏi bất kỳ nào, hãy liên hệ và tham khảo ý kiến bác sĩ để có tư vấn cụ thể do cơ địa của mỗi người là khác nhau.
Nguyên nhân gây tụt lợi
Có một số nguyên nhân sau có thể gây ra tình trạng tụt lợi:
Bệnh viêm nha chu
Đây là bệnh về nướu (lợi) khi nướu bị nhiễm trùng do khi khuẩn có hại phá hủy mô cơ nướu và men răng hỗ trợ cho răng. Bệnh viêm nha chu là nguyên nhân chính gây tụt lợi
Do Gen
Một số người có cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tụt lợi. Trong thực tế và các nghiên cứu khoa học đã cho thấy 30% dân số có thể dễ dàng mắc phải các bệnh lý liên quan nếu nướu (lợi) dù họ có chăm sóc tốt răng miệng như thế nào.
Do các yếu tố bẩm sinh
- Do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng
- Do bị sang chấn khớp cắn làm tăng sinh biểu mô và viêm tại vị trí đó và có thể lan sang cả hàm
- Do bẩm sinh răng bị lệch ra khỏi cung hàm cũng rất dễ bị tụt
Do thói quen sinh hoạt không đúng cách
- Do sự co kéo quá mức của phanh môi và phanh má gây ra tình trạng tụt lợi của hàm răng bên dưới
- Nếu bạn có đi nắn chỉnh răng hay đã từng đi điều trị vùng quanh răng cũng là một lý do kiến bị tụt lợi
- Do đánh răng không đúng cách và bàn chải cứng: đa số gặp ở người lớn tuổi sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng và không đúng cách sẽ gây hại cho men răng, nhanh mòn và lợi sẽ bị tụt xuống. Tình trạng tụt lợi không liên quan đến viêm này thường chỉ gặp phải ở một răng, một vài răng, chỉ hay gặp ở răng nanh chứ ít gặp ở vùng răng cửa
- Do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách: đánh răng không thường xuyên đều đặn, không có thói quen dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng sẽ gây nên tình trạng xuất hiện các mảng bám bám quanh răng, gây tụt lợi. Nếu bạn gặp tình trạng cao răng này, nên đi loại bỏ chúng tại nha khoa
Do thay đổi nội tiết
Sự thay đổi và biến động hàm lượng hormone nữ trong cuộc đời của họ ví dụ như trong độ tuổi dậy thì, giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh có thể làm cho lợi nhạy cảm và dễ bị tụt.
Nguy cơ mắc phải bệnh tụt lợi
Hãy cùng tìm hiểu những nguy cơ khiến bạn có thể mắc phải bệnh tụt lợi
Những ai thường mắc bệnh tụt lợi?
Đây là bệnh khá phổ biến ở người trung niên nhưng cũng có thể xảy ra ở tuổi thiếu niên nhưng không nhiều
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và hỏi những câu hỏi thắc mắc với các bác sĩ và chuyên gia.
Những yếu tố khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tụt lợi?
Có các yếu tố có thể là nguy cơ gây bệnh tụt lợi như:
- Các mảng bám cứng ở bề mặt răng (cao răng)
- Hút nhiều thuốc
- Tiền sử mắc bệnh liên quan đến nướu, răng miệng
- Mắc bệnh tiểu đường
- Có chấn thương về hàm, răng mọc lệch…
- Sử dụng thuốc gây tình trạng khô miệng cũng có thể khiến bạn bị tụt lợi chân răng. Vì nếu khô miệng, bạn sẽ dễ bị viêm nhiễm và dễ bị thương hơn.
Hậu quả của bệnh tụt lợi
Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà tụt lợi để lại những hậu quả khác nhau như:
- Làm mất xi-măng chân răng, lộ ra ngà răng, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, hở kẽ răng và rất dễ dắt thức ăn gây sâu răng
- Những phần có răng lợi bám dính mỏng và ít, kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi (nướu) để che phủ chân răng và cổ răng. Do vậy vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ xát từ thức ăn và sử dụng bàn chải đánh răng.
- Thẩm mỹ giảm: răng dài ra, bị hở kẽ răng và dễ dắt thức ăn, đặc biệt với vùng răng cửa sẽ làm xấu đi rất nhiều
Cách chữa trị bệnh tụt lợi
Có hai trường hợp để phân ra khi thực hiện chữa trị đó là trường hợp tụt lợi nhẹ và tụt lợi nặng
Điều trị tụt lợi nhẹ
Đối với trường hợp bị nhẹ và mới bị, không gây ra cảm giác đau buốt răng, người bệnh chỉ cần chú ý việc vệ sinh răng miệng cẩn thận, đúng quy cách, sử dụng bàn chải đánh răng mềm, nhỏ. Nên đi khám răng miệng để kịp thời phát hiện và chữa bệnh tránh trường hợp bị nặng thêm và thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
Nếu có xảy ra ê buốt, nên dùng những bàn chải hay kem đánh răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm del Flour dưới chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Bạn nên chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn theo cách Stillman cải tiến)
Nếu cổ răng bị mòn người bệnh có thể đến nha khoa và hàn răng thẩm mỹ
Điều trị tụt lợi nặng
Nếu tụt lợi đã chuyển nặng và ảnh hưởng nặng tới vấn đề thẩm mỹ nhưng không kèm theo ê buốt thì cách tốt nhất nên làm để khắc phục triệt để đó là phẫu thuật ghép để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng.
Nguyên tắc của cuộc phẫu thuật này là dùng các vạt niêm mạc ở vũng răng gần, có thể dùng hoặc không dùng vật liệu ghép để che phủ phần chân răng.
Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của lợi bị tụt, ố răng bị tụt, vùng răng bị tụt (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (độ bám dính dày hay mỏng). Với những phẫu thuật đòi hỏi kinh nghiệm và độ chính xác này, người bệnh nên thực hiện tạo các bệnh viện chuyên khoa lớn, có uy tín và kinh nghiệm.
Tốt nhất, khi có các dấu hiệu của tụt lợi hay bất kỳ bệnh lý, dấu hiệu bất thường nào liên quan đến răng miệng. Bạn nên đến các phòng khám nha khoa để được khám, xác định bệnh lý và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm hơn.
Tại Nha khoa Quốc tế nhakhoaquocte108 (tiền thân là Nha khoa quốc tế 108), đội ngũ các bác sĩ giỏi sẽ khám, tư vấn và đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho các bệnh lý của bạn. Đây là địa chỉ nha khoa được nhiều người lựa chọn bởi chất lượng dịch vụ thăm khám ở đâu rất tốt.
Cách phòng ngừa tụt lợi
Chăm sóc răng miệng cẩn thận
Để có thể phòng ngừa bệnh tụt lợi hiệu quả thì các bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận với những bước sau đây:
- Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn 2 lần/ngày.
- Nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương phần nướu và lợi.
- Dùng nước súc miệng phù hợp để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có trong khoang miệng.
- Nên tìm hiểu các cách chải răng đúng cách tùy vào tình trạng răng miệng của mình và nên tham khảo ý kiến, hướng dẫn của nha sĩ.
Từ bỏ các thói quen xấu
Tụt lợi là bệnh lý về răng miệng có thể xảy đến khi các bạn có một số thói quen xấu. Vì thế để phòng ngừa bệnh, bạn cần từ bỏ những thói quen gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như sau:
- Bỏ thuốc hoặc hạn chế việc hút thuốc.
- Từ bỏ thói quen nghiến răng hay siết chặt răng khi đi ngủ hoặc khi căng thẳng.
- Nên hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm gây hại đến sức khỏe răng miệng như đường, kẹo cứng, nước ngọt có gas, đồ quá chua, cay, nóng và lạnh,…
Kiểm tra răng miệng định kỳ
Một trong những cách phòng ngừa hiệu quả bệnh tụt lợi cùng với một số bệnh lý về răng miệng khác, chính là đi kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa. Các bạn cần phải đến nha khoa để kiểm tra răng miệng 6 tháng/1 lần. Việc kiểm tra răng miệng không chỉ giúp bạn biết được tình trạng răng miệng của mình. Mà còn được các y bác sĩ hướng dẫn cách vệ sinh răng đúng cách và đưa ra những cách khắc phục các thói quen xấu hiệu quả nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết mà người mắc bệnh tụt lợi cần nắm rõ để sớm có định hướng nguyên nhân và mức độ bệnh của bản thân. Chúng tôi khuyên người bệnh khi mắc phải nên đến thăm khám tại những phòng khám nha khoa, bệnh viện lớn có uy tín và gặp những bác sĩ giàu kinh nghiệm. Chúc các bạn thành công!
Để lại một bình luận