Răng chết tủy là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Căn bệnh này gây ảnh hưởng xấu đến khả năng ăn nhai và tính năng thẩm mỹ của hàm răng người bệnh. Vậy, dấu hiệu răng chết tủy là gì và cách chữa trị nào an toàn và mang lại hiệu quả cao. Cùng Nha Khoa Quốc Tế 108 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tủy răng là gì?
Tủy răng là phần quan trọng nhất của một chiếc răng, nơi cung cấp dinh dưỡng giúp răng luôn khỏe mạnh. Tủy răng được bao bọc bởi men răng và ngà răng- bảo vệ tủy răng trước tác động bên ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng chết tủy
Theo nghiên cứu nha khoa, có nhiều tình trạng dẫn đến răng chết tủy như:
- Răng bị sâu: Nếu răng bị sâu mà không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc răng, tấn công sâu vào bên trong tủy, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tủy răng. Tình trạng này kéo dài khiến mô tủy bị hỏng, nặng hơn là tủy hoại tử.
- Lợi bị viêm nhiễm: Khi bạn bị viêm lợi nhưng không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển đến giai đoạn viêm nha chu. Lúc đó, vi khuẩn đang trú ngụ trong túi mủ sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc răng, xâm nhập vào ống tủy khiến mô tủy bị viêm hay hoại tử.
- Người bệnh gặp phải chấn thương ở răng: Một số trường hợp như ngã, va đập mạnh vào vùng miệng, nghiến răng khi ngủ, nhai thức ăn quá cứng… khiến răng bị gãy, mẽ hay vỡ, làm tủy răng bị lộ ra bên ngoài. Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ tấn công vào bên trong khiến mô tủy bị hoại tử.
Một khi tủy răng bị chết, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, áp- xe chân răng, mất răng, răng lung lay, nhiễm trùng máu… Chính vì vậy, khi gặp phải một số bệnh lý về răng, người bệnh cần điều trị kịp thời.
Đọc thêm:
- Răng sâu vào tủy và cách nhận biết?
- 5 Điều bạn PHẢI biết về Lấy tủy răng
Các dấu hiệu răng chết tủy người bệnh cần lưu ý
Đau nhức, ê buốt hay nướu răng sưng là những dấu hiệu cho thấy răng chết tủy. Răng bị chết tủy rất dễ bị gãy, vỡ hay sứt mẻ. Tùy theo mức độ tổn thương của răng, tủy răng sẽ rơi vào tình trạng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu răng chết tủy qua các giai đoạn:
Giai đoạn viêm tủy hồi phục
Ở giai đoạn này, tủy răng có thể được hồi phục. Khi tủy răng bị tổn thương, cơn đau nhức sẽ kèm theo các dấu hiệu khác như ê buốt. Tình trạng này nặng hơn về đêm. Nếu người bệnh sử dụng các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh sẽ gặp phải những cơn đau dai dẳng.
Giai đoạn viêm tủy không thể hồi phục
Trong giai đoạn này, nha sĩ không thể giúp bạn phục hồi tủy răng. Những cơn đau xuất hiện bất chợt và thường xuyên hơn, đặc biệt là kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trường hợp nướu răng bị tổn thương mà đang tích mủ sẽ khiến mô thịt đẩy lên, gây ra ê buốt dữ dội.
Giai đoạn hoại tủy
Đến giai đoạn này, tủy răng đã chết hoàn toàn. Đây là mức độ nghiêm trọng, cho thấy răng của bạn đã bị chết tủy. Lúc này, người bệnh không còn cảm giác đau nhức hay ê buốt đối với những chiếc răng chết tủy. Chiếc răng đó có thể bị lung lay, gãy hay rơi khỏi hàm bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy, để tránh tình trạng răng chết tủy. Nếu bạn gặp phải một số dấu hiệu như chúng tôi đã nêu trên, hãy đến ngay Nha Khoa Quốc Tế 108 để thăm khám và được bác sĩ nha khoa tư vấn biện pháp điều trị kịp thời.
Đọc thêm:
- Hút tủy răng có đau không?
- Bảng giá và địa chỉ lấy tủy răng uy tín tại Hà Nội
Cách điều trị răng chết tủy theo từng giai đoạn
Lấy tủy răng, trám bít vĩnh viễn và thực hiện bọc răng sứ
Biện pháp này áp dụng trong trường hợp buồng tủy đã chết nhưng tủy ở phần chân răng vẫn còn khỏe mạnh, chưa bị vi khuẩn tấn công. Phương pháp này được thực hiện như sau:
Bước 1: Bác sĩ nạo bỏ hết mô tủy răng ở phần buồng tủy bị hư hỏng.
Bước 2: Làm sạch buồng tủy bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
Bước 3: Trám bít nội nha vĩnh viễn bằng vật liệu nhân tạo.
Bước 4: Sử dụng một mão sứ gắn cố định lên trên răng để phục hồi hình dáng cũng như chức năng ăn nhai của răng.
Đọc thêm:
- Quá trình lấy tủy răng diễn ra trong mấy lần thì khỏi?
- Chữa tủy răng kiêng ăn gì?
Lấy tủy toàn phần, trám bít vĩnh viễn và thực hiện bọc răng sứ
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp tủy ở phần thân và chân răng đều bị phá hủy toàn. Quy trình điều trị như sau:
Bước 1: Bác sĩ nha khoa lấy hết những mô tủy đã bị hoại tử ở phần thân và chân răng.
Bước 2: Sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để làm sạch ống tủy.
Bước 3: Tiến hành trám bít vĩnh viễn ống tủy bằng vật liệu nhân tạo.
Bước 4: Bọc một lớp mão sứ lên trên để bảo vệ răng thật, phục hồi hình dáng răng và đảm bảo chức năng ăn nhai.
Hi vọng với những thông tin mà phòng khám Nha Khoa Quốc Tế 108 vừa cung cấp ở trên sẽ giúp khách hàng hiểu rõ thêm về bệnh lý răng chết tủy. Để có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng, hãy liên hệ ngay Nha Khoa Quốc Tế 108 qua hotline 0866.866.108 hoặc chat box ở bên phải màn hình để được tư vấn cụ thể hơn.
Để lại một bình luận