Contents
- 1 1/ Nguyên nhân bị đau hàm khi há miệng
- 2 2/ Dấu hiệu đau quai hàm khi há miệng
- 3 3/ Đau hàm khi há miệng là bệnh gì?
- 4 4/ Cách điều trị tình trạng đau hàm khi há to miệng
Bị đau hàm khi há miệng là vấn đề rất nhiều người gặp phải nhưng thường nghĩ đó là biểu hiện bình thường và bỏ qua không chú ý tới. Nhưng thực chất đau quai hàm khi há miệng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai, sức khỏe, bởi vậy nên điều trị càng sớm càng tốt.
1/ Nguyên nhân bị đau hàm khi há miệng
Bị đau hàm khi há miệng ban đầu có thể là do những nguyên nhân, lý do vô tình hàng ngày của bạn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
- Đau hàm khi va chạm vào các đồ vật khác trong khi chơi thể thao, lao động… hoặc há miệng quá to, đột ngột khi giao tiếp
- Do thói quen nghiến răng khi ngủ
- Do nhai thức ăn 1 bên hàm hoặc nhai các đồ vật cứng, dai quá nhiều làm áp lực lên xương hàm như kẹo cao su, kẹo dẻo, kẹo cứng…
Bị đau hàm khi há miệng nguyên nhân do đâu?
- Viêm nhiễm khớp dạng thấp sau khi phẫu thuật
- Do trật đĩa khớp, do ảnh hưởng từ nhổ răng, nhất là nhổ răng số 7, 8
- Do răng mọc lệch, chen chúc, sai vị trí dẫn đến sai khớp thái dương hàm
- Do răng khôn mọc đâm vào khớp thái dương hàm
- Thoái hóa khớp xương hàm làm cho lớp xương mòn đi. Khi hoạt động ăn nhai hau nói chuyện sẽ làm cho 2 đầu xương cọ vào nhau gây đau nhức khó chịu
2/ Dấu hiệu đau quai hàm khi há miệng
Có rất nhiều triệu chứng để bạn có thể nhận biết được tình trạng bị đau hàm khi há miệng. Phổ biến nhất là tình trạng đau hàm phải gần tai, đau hàm gần mang tai, đau quai hàm bên trái khi há miệng với các triệu chứng như:
- Đau khi nhai, nuốt thức ăn, uống nước
- Đau khi ngáp
- Đau khi nói chuyện
- Đau khi há miệng
Đau hàm khi nói chuyện, ăn nhai
Ngoài những triệu chứng phổ biến trên thì có một số triệu chứng khác đi kèm có thể làm bạn nhầm lẫn với các bệnh lý khác như:
- Sưng má một bên hoặc đau nhức cả 1 vùng của khuôn mặt
- Sốt
- Quai hàm kêu lục cục, đau dữ dội
- Quai hàm bị co cứng khiến bạn không thể há miệng ăn nhai, nói chuyện
Khi thấy bản thân có các triệu chứng trên thì hãy đến ngay các địa chỉ nha khoa để thăm khám. Việc điều trị càng sớm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị, tiền bạc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
3/ Đau hàm khi há miệng là bệnh gì?
Hàm bao gồm quai hàm bên trái, bên phải, răng và cơ hàm. Chúng vận động liên kết với nhau giúp bạn có thể ăn uống, nói chuyện… Nếu một trong các bộ phận trên gặp vấn đề thì bạn sẽ gặp tình trạng bị đau hàm khi há miệng và khó khăn trong việc ăn nhai.
Bệnh này các chuyên gia nha khoa gọi là rối loạn khớp thái dương hàm. Ban đầu nó sẽ xuất hiện bằng những cơn đau nhẹ, xuất hiện và biến mất nhanh chóng. Nhưng càng về sau tình trạng đau đớn càng kéo dài, xuất hiện nhiều lần và dữ dội hơn.
Bệnh rối lọan khớp thái dương hàm
Khi đau quai hàm xuất hiện nhiều sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hàng ngày của bạn. Do bạn không thể ăn nhai thoải mái, cơ thể sẽ mệt mỏi do thiếu chất, đau đớn làm không thể tập trung vào công việc. Và bạn cũng không thể thoải mái nói chuyện do bị cứng cơ hàm.
Mọi đối tượng đều có thể gặp tình trạng đau khớp hàm khi há miệng nhất là những bạn nữ trong độ tuổi dậy thì, những người trong độ tuổi mãn kinh. Đây là 2 độ tuổi của nữ giới dễ mắc phải nhất.
4/ Cách điều trị tình trạng đau hàm khi há to miệng
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu bị đau hàm khi há miệng hãy đến ngay các cơ sở nha khoa để thăm khám và xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì để tìm được phương pháp điều trị thích hợp:
Điều trị chỉnh hình lại hàm răng cho bệnh nhân nếu gặp phải các vấn đề về khớp cắn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, nhu cầu kinh tế và mong muốn của bản thân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể:
- Niềng răng
- Bọc răng sứ
- Chỉnh khớp cắn bằng cách phẫu thuật chỉnh lại hàm
Phẫu thuật chỉnh lại hàm là phương pháp khó, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn, tay nghề. Nha khoa phải có trang thiết bị hiện đại như vậy mới đảm bảo được việc điều chỉnh lại khớp cắn của bạn thành công.
Niềng răng hoặc bọc sứ để cải thiện tình trạng lệch khớp cắn
Còn với các trường hợp đau do mọc răng khôn mọc lệch thì sẽ được chỉ định nhổ răng khôn. Trường hợp đau hàm do viêm nhiễm sẽ được kê thuốc kháng sinh hoặc nếu quá nặng thì cần loại bỏ mô nướu bị viêm nhiễm, hoại tử nặng.
Các loại thuốc bác sĩ có thể kê cho bạn giai đoạn này đó là: thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn không thể tiếp tục tấn công đến nướu và xương hàm. Ngoài ra để đạt hiệu quả tốt nhất bạn có thể áp dụng chườm nóng, lạnh, mát xa nướu để máu được lưu thông dễ dàng hơn.
Để bảo vệ và có kết quả điều trị tình trạng bị đau hàm khi há miệng tốt nhất thì bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng của mình để không gây thêm áp lực cho xương hàm:
- Không nên ăn các loại thực phẩm dai, cứng giòn, đồ ăn cay nóng…
- Không sử dụng các loại chất kích thích có thể làm cho vi khuẩn phát triển mạnh và làm cho cơ hàm thêm kích thích như rượu, thuốc lá, bia…
- Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, cắt nhỏ thức ăn khi ăn nhai để giảm lực nhai tối thiểu nhất cho răng và hàm
- Nên ăn các thức ăn có chứa vitamin C, D, canxi, magie, kẽm, kali…
- Dùng tay đỡ hàm khi ngáp
- Nhai thức ăn đều 2 bên, tránh nhai 1 bên có thể làm hàm bị mỏi, biến dạng mất cân đối cho khuôn mặt
- Ngăn ngừa tình trạng nghiến răng khi ngủ bằng cách thư giãn để cơ thể thoải mái trước khi chìm vào giấc ngủ hoặc đeo máng chống nghiến
Đeo máng chống nghiến khi ngủ
Trên đây là các thông tin về vấn đề bị đau hàm khi há miệng, hãy đến ngay các cơ sở nha khoa để thăm khám nếu bạn có những dấu hiệu của tình trạng này. Điều trị sớm sẽ đẩy lùi được các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe về sau.
Nếu bạn vẫn còn các câu hỏi liên quan cần giải đáp hãy để lại Comment hoặc gọi đến tổng đài 19006900 các chuyên viên nha khoa sẽ giải đáp, tư vấn miễn phí cho bạn.
Để lại một bình luận