Lở miệng là một trong bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Mặc dù căn bệnh này không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh, nhất là trong vấn đề ăn uống. Vậy, bị lở miệng thường xuyên do đâu? Cách điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ được chúng tôi bật mí trong bài viết dưới đây.
Lở miệng thường xuyên là do đâu?
Việc tìm hiểu được nguyên nhân gây lở miệng liên tục sẽ giúp người bệnh có được phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây lở miệng thường xuyên.
– Chức năng gan bị suy giảm: Nhiệm vụ của gan là đảo thải chất độc hại ra ngoài cơ thể. Do đó, khi bộ phận này hoạt động không tốt sẽ khiến các chất độc hại tích tụ ở vùng niêm mạc miệng. Khi chúng tích tụ lớn sẽ tạo ra những vết bọng nước, vỡ ra và trở thành vết loét.
– Phản ứng kháng thể – kháng nguyên: Đây là cơ thể tự miễn của cơ thể, khi các bệnh lý xuất hiện tại vùng miệng như: viêm lợi, sâu răng, viêm chân răng… cơ thể sẽ tự phản kháng nên tạo ra những vết loét, hình thành nhiệt miệng.
– Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch yếu khến các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Chúng đốt cháy niêm mạc miệng tạo ra các vết loét.
– Ảnh hưởng tâm lý: Căng thẳng kéo dài, lo âu là một trong những nguyên nhân gây ra lở miệng liên tục.
– Cơ thể thiếu dinh dưỡng: Ngoài những nguyên nhân trên, nhiệt miệng còn có thể xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin B9, B12, vitamin C, cũng như các khoáng chất cần thiết.
Các giai đoạn lở miệng
Bên cạnh việc tìm hiểu về nguyên nhân gây lở miệng thường xuyên, bạn cần tìm hiểu các giai đoạn lở miệng để phát hiện bệnh sớm. Nhiệt miệng được chia thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu sẽ xuất hiện những điểm tổn thương. Có thể là một hoặc nhiều điểm khác nhau trong niêm mạc miệng. Chúng có đặc điểm là những nốt nhỏ 1 – 2 mm hơi nhô lên bề mặt niêm mạc. Giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau. Sau một thời gian các điểm này sẽ lớn dần, phồng căng bóng, bên trong có dịch viêm. Chúng có thể vỡ ra tạo thành ổ hoại tử.
Giai đoạn ô hoại tử
Các ổ hoại tử xuất hiện khi các mụn nước bị vỡ, chúng có kích thước từ 2 – 3mm, màu vàng nhạt, xơ dai bám trên bề mặt. Mảng hoại tử sẽ tan dần thành dịch viêm, chúng hòa lẫn vào nước bọt rồi đi xuống đường tiêu hóa. Thời gian diễn ra giai đoạn này trong khoảng 1 đến 2 ngày, cũng có thể diễn ra sớm hơn.
Giai đoạn ổ loét
Đây là giai đoạn mất nhiều thời gian nhất, có thể diễn ra trong vòng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, cũng có thể kéo dài hơn 15 ngày. Bệnh nhân thường không chú ý đến tình trạng bệnh, chỉ khi thấy đau hoặc ăn thức ăn mặn mới phát hiện. Lúc này bệnh đã tiến triển sang giai đoạn ổ loét.
Thường xuyên bị lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu bạn bị lở miệng thường xuyên thì cần theo dõi sức khỏe, bởi đôi khi tình trạng nhiệt miệng kéo dài, diễn ra liên tục cũng có dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh. Có thể kể đến như:
- Bệnh celiac: Đây là một loại rối loạn đường ruột nghiêm trọng, nguyên nhân do nhạy cảm với gluten.
- Những bệnh lý về được ruột như: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
- Bệnh Behcet: Là một loại rối loạn hiếm gặp, căn bệnh này gây ra tình trạng viêm cho toàn cơ thể, trong đó có vùng miệng.
- Virus, vi khuẩn tấn công các tế bào khỏe mạnh trong vùng miệng.
- HIV/AIDS: Căn bệnh này làm ức chế hệ thống miễn dịch.
Lưu ý: Vết loét do nhiệt miệng không liên quan đến việc nhiễm virus herpes.
Cách điều trị lở miệng hiệu quả
Để chấm dứt tình trạng bị lở miệng liên tục, bạn hãy thực hiện theo những phương pháp sau:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Nhiệt miệng sẽ gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, tuy nhiên đừng vì vậy mà bỏ qua bước vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Bạn có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng. Nếu bạn cảm thấy quá đau nhức thì chỉ cần dùng nước muối súc miệng từ 3 – 4 lần/ngày.
Sử dụng nước muối sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng. Đồng thời giúp sát trùng, khử khuẩn những vùng bị lở loét.
Ăn sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều men vi sinh có lợi, do đó có thể điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Những men vi sinh này chính là công cụ hữu hiệu trong việc “đánh bay” vi khuẩn ở khoang miệng, giúp quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn.
Bổ sung vitamin, khoáng chất
Khi bị lở miệng liên tục bạn cần bổ sung cho cơ thể thêm vitamin và khoáng chất bằng cách ăn những loại trái cây nhiệt đới. Việc này sẽ giúp cơ thể được thanh lọc hiệu quả. Bạn có thể kết hợp chanh và mật ong hoặc uống một ly nước cam và buổi sáng để giải nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể thải độc bằng cách uống nước ép cà chua, cần tây…
Kết luận
Hy vọng rằng, với những thông tin trên bạn đọc có thể “bỏ túi” cho mình những phương pháp điều trị lở miệng thường xuyên. Nếu còn câu hỏi nào mong muốn được các bác sĩ giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi qua https://nhakhoaquocte108.com/
Để lại một bình luận