Contents
- 1 Cháo phục linh, tam đỗ
- 2 Cháo cẩu kỷ, rau cần
- 3 Cháo gạo nếp, ý dĩ, đậu ván
- 4 Cháo sơn tra, củ cải
- 5 Cháo đan sâm
- 6 Cháo hải sâm, nhân sâm
- 7 Cháo đậu đỏ dưỡng thận
- 8 Cháo hải sâm
8 món cháo bổ dưỡng trong bài viết này bạn nên nấu thường xuyên cho mọi người thân trong gia đình mình thưởng thức. Vì nó không chỉ dễ làm mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hãy xem công thức nấu là gì ngay sau đây.
Cháo phục linh, tam đỗ
Nguyên liệu: Đậu xanh, đậu ván, đậu đỏ, phục linh, gạo tẻ mỗi thứ 30g.
Cách chế biến: Phục linh nghiền thành bột. Đậu xanh, đậu ván, đậu đỏ đều rửa sạch, cho vào nồi nước nấu cùng với gạo. Khi nước sôi, cho bột phục linh vào, nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn hai lần.
Công hiệu: Thanh nhiệt.
Chỉ định: Dùng cho những người tỳ vị bị nhiệt dẫn đến cổ khô, miệng đắng, váng đầu chóng mặt, tay chân uể oải, buồn bực, cáu gắt, nước tiểu màu vàng đậm.
Cháo cẩu kỷ, rau cần
Nguyên liệu: Lá rau cần, lá cẩu kỷ mỗi thứ 100g, gạo tẻ 50g, đường trắng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Lá rau cần, lá cẩu kỷ rửa sạch. Cho gạo đã vo sạch vào nồi nước nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho lá rau cần và lá cẩu kỷ vào, nấu sôi thêm một lúc. Có thể ép hoặc xay sẵn nước cốt lá rau cần và lá cẩu kỷ, sau đó trộn vào cháo khi ăn.
Công hiệu: Thanh nhiệt, lọc gan.
Chỉ định: Dùng cho những người gan bị phong nhiệt dẫn đến những bệnh như cao huyết áp, mỡ cao trong máu.
Cháo gạo nếp, ý dĩ, đậu ván
Nguyên liệu: Ý dĩ 30g, đậu ván 10g, gạo nếp 50g, một ít đường trắng.
Cách chế biến: Ý dĩ, đậu ván rửa sạch, gạo nếp vo sạch, cho tất cả vào nồi. Đổ vừa nước và nấu thành cháo. Ăn nóng vào mỗi buổi sáng.
Công hiệu: Thanh nhiệt.
Chỉ định: Dùng cho những người bị nhiệt ở tỳ vị dẫn đến cổ khô, miệng đắng, chóng mặt nhức đầu, chân tay mỏi mệt.
Cháo sơn tra, củ cải
Nguyên liệu: Sơn tra, lục khúc, củ cải mỗi thứ 10g, gạo tẻ 50g, hành lá 2 cọng, gừng tươi, muối, bột ngọt mỗi thứ một ít.
Cách chế biến: Gạo vo sạch. Cho sơn tra, lục khúc và củ cải vào nồi, nấu lấy nước cốt, bỏ bã. Cho gạo vào nước cốt nấu thành cháo loãng. Khi cháo chín, cho hành lá thái nhỏ, gừng tươi đập dập, một ít muối và bột ngọt, cho sôi thêm một lúc.
Công hiệu: Bổ tỳ, làm tan sự tích tụ.
Chỉ định: Dùng cho người bị chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng.
Cháo đan sâm
Nguyên liệu: Đan sâm 30g, gạo nếp 50g, đường vàng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Cho đan sâm vào nồi, nấu lấy nước cốt, bỏ bã. Gạo nếp rửa sạch, cho vào nước cốt, nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho đường vàng vào, cho sôi thêm một lúc. Mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và buổi tối.
Công hiệu: Hoạt huyết, làm tan sự tụ máu.
Chỉ định: Dùng cho những người bị tụ huyết dẫn đến đau hai bên sườn, chỗ đau cố định không di chuyển.
Thành phần dinh dưỡng: Đan sâm có chứa tanshin, tanshinone, tanshinol, vitamin E, có khả năng làm dãn nở động mạch vành và bảo vệ mạch máu; làm gia tăng lưu lượng máu ở động mạch vành, điều hòa nhịp tim, giúp cải thiện lực co bóp cơ tim và vi tuần hoàn; làm giảm huyết áp, thúc đẩy cellulose thô tiết ra để chống lại sự đông cứng; giúp diệt khuẩn, chống nhiễm bệnh; giải nhiệt, an thần, hạ đường trong máu; giảm cholesterol, bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch trong dịch thể và miễn dịch tế bào. Ngoài ra còn có tác dụng phục hồi và tái sinh các mô.
Cháo hải sâm, nhân sâm
Nguyên liệu: Hải sâm 10g, nhân sâm 3g, gạo tẻ 100g.
Cách chế biến: Hải sâm ngâm nở, rửa sạch, thái miếng. Nhân sâm thái miếng. Cho hải sâm, nhân sâm, gạo vào nồi nước, nấu thành cháo loãng. Ăn vào buổi sáng khi bụng đói, mỗi ngày một lần.
Công hiệu: Khỏe tỳ, thận, bổ tinh huyết.
Chỉ định: Dùng cho những người tỳ, thận suy yếu, tinh huyết không đủ dẫn đến thiếu máu, bạch huyết cầu giảm, teo não, xơ cứng động mạch não.
Cháo đậu đỏ dưỡng thận
Nguyên liệu: Đậu đỏ 60g, hạt dâu 30g, hải sâm 15g, sữa dê 500ml, đường phèn lượng thích hợp.
Cách chế biến: Hải sâm rửa sạch, thái miếng. Đậu đỏ, hạt dâu rửa sạch. Cho hải sâm, đậu đỏ, hạt dâu vào nồi, cho vào ít nước nấu chín. Khi đậu mềm thì đổ sữa và đường phèn vào, đợi sôi một lúc là được. Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Khỏe tỳ, bổ thận, lợi thủy, tiêu phù.
Chỉ định: Dùng chữa trị các chứng bệnh phù thũng, tiểu ít, lưng đau gối mỏi, thở dốc, khó thở, kém ăn.
Cháo hải sâm
Nguyên liệu: Hải sâm 30g, gạo tẻ 100g, gia vị lượng thích hợp.
Cách chế biến: Hải sâm ngâm vào nước, rửa sạch. Gừng tươi bằm nhuyễn. Cho hải sâm vào nồi nước, nấu chín nhừ. Khi hải sâm mềm, cho gạo vào nấu thành cháo loãng. Cháo chín cho thêm hành lá thái nhỏ, gừng bằm, muối, khuấy đều. Ăn một lần vào mỗi buổi sáng, ăn khi bụng đói.
Công hiệu: Bổ thận, lợi tinh, dưỡng huyết.
Chỉ định: Dùng cho những người tinh huyết hư tổn, cơ thể suy nhược, chức năng sinh dục giảm sút, di tinh, đi tiểu nhiều lần, phụ nữ ra huyết kinh ít, tắt kinh.
Để lại một bình luận