Mong manh “dễ vỡ”, những đứa trẻ này dễ nản lòng trước khó khăn, không thể kiềm chế cảm xúc khi bị người khác phê bình nên thường có các hành động quá khích, một số thì công kích người khác, một số lại chọn cách tự trách móc bản thân, thậm chí một số còn dùng cái chết để tự giải thoát.
Khi gặp mặt nhau, các bậc phụ huynh thường mang con cái ra so sánh, chúng ta thường xuyên nghe thấy những cuộc trò chuyện như thế này: “Con cậu dạo này học hành thế nào?” “Giỏi thế kia à? Con tớ học không bằng con cậu rồi”.
Người Việt thường có thói quen khiêm tốn, khi con được khen, cha mẹ thường lắc đầu, nói: “Đâu có, con bé không giỏi thế đâu!” Cha mẹ đơn thuần coi đó là sự chối khéo, nhưng những lời nói này đến tai con trẻ lại mang một ý nghĩa khác, chắc chắn trẻ sẽ hiểu lầm mình chưa tốt, chưa giỏi.
Lúc này tinh thần hiếu thắng lên cao, chúng sẽ luôn muốn trở thành người đứng đầu, luôn muốn nổi trội hơn người khác. Hiện nay, rất nhiều học sinh có tính hiếu thắng, thích thể hiện cá tính nhưng ẩn sâu trong con người chúng lại là một nội tâm yếu đuối, không chịu đựng được thử thách và thất bại.
Mong manh “dễ vỡ”, những đứa trẻ này dễ nản lòng trước khó khăn, không thể kiềm chế cảm xúc khi bị người khác phê bình nên thường có các hành động quá khích, một số thì công kích người khác, một số lại chọn cách tự trách móc bản thân, thậm chí một số còn dùng cái chết để tự giải thoát. Vì vậy, chế ngự tâm lí hiếu thắng là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục tâm sinh lí trẻ tuổi dậy thì.
(1) Nhận thức đúng đắn về bản thân.
Trẻ cần hiểu rằng tính hiếu thắng tồn tại khách quan. Cuộc sống luôn có muôn vàn khó khăn thử thách, tính hiếu thắng nhiều lúc không phải là xấu, nó là động lực giúp chúng ta trưởng thành, vấn đề là chúng ta sử dụng động lực này như thế nào.
Nếu bạn coi đó là động lực, tính hiếu thắng sẽ là một bàn đạp hữu hiệu giúp bạn trưởng thành nhanh hơn. Còn nếu không, nó lại trở thành vật cản lớn trên con đường tiến đến thành công.
(2) Con gái cũng nên biết, hiếu thắng chưa chắc đã mang lại chiến thắng.
Khó khăn và thất bại có mặt ở mọi ngóc ngách của cuộc sống. Nếu vì sai lầm nhất thời mà đi nhầm đường, để cho tính hiếu thắng làm lu mờ lí trí, hậu quả sẽ thật khó lường, thậm chí có thể khiến bạn hối hận suốt đời. Thử thách luôn có tính hai mặt:
Một mặt có thể khiến con người cảm thấy đau khổ, dẫn đến hành động không đúng đắn; mặt khác lại là cơ hội để con người học hỏi và rèn luyện.
Chúng ta nên suy xét cả hai mặt của một sự việc, không nên chỉ nhìn về hướng tiêu cực mà nên dùng thái độ lạc quan để đối diện với khó khăn, thử thách và sự thất bại.
(3) Tự đặt cho mình một mục tiêu phù hợp.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đầy sức sống, dồi dào sinh lực và trí lực, vì vậy, cũng đầy hi vọng và ước mơ. Trẻ hay có những tham vọng quá cao, trong khi thực lực thì chưa đủ, kết quả là vì không thực hiện được những mục tiêu “hão huyền” ấy mà luôn có cảm giác thất bại.
Vì vậy, nên căn cứ vào tình hình thực tế và trình độ của mình để đặt ra những mục tiêu phù hợp, thường xuyên tự đánh giá bản thân một cách khách quan, ngược lại cũng không nên quá tự ti mà phủ định chính mình.
(4) Có thái độ sống tích cực.
Tính hiếu thắng có thể khiến con tiến bộ, cũng có thể là vật cản ngăn bước tiến thành công, cho nên cần có thái độ sống tích cực. Mẹ nên giúp con hiểu được điều này, xác định mục tiêu, giữ tinh thần lạc quan, tính hiếu thắng sẽ phát huy tác dụng tích cực, giúp con tiến bộ và thành công.
Để lại một bình luận