Nhổ răng sữa 10k? 5 Lưu ý Cần biết về Nhổ răng sữa cho trẻ
Thay răng sữa là một trong những thời điểm quan trọng nhất đối với quá trình phát triển răng miệng của trẻ em. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại có những quan niệm khá sai lầm và coi đây là quá trình không quan trọng. Điều này gây ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ nếu việc thay hay nhổ răng sữa diễn ra không thuận lợi. Dưới đây, Nha khoa Quốc tế 108 sẽ gửi đến các bậc phu huynh 6 lưu ý về nhổ răng sữa cho trẻ.
Răng sữa là gì? Vai trò của răng sữa
Răng sữa là gì?
Răng sữa (Răng nguyên thủy) là những chiếc răng đầu tiên mọc khi trẻ còn nhỏ bắt đầu từ khi trẻ 6 tháng tuổi đến khi trẻ 25-33 tháng tuổi. Răng sữa bắt đầu hình thành khi thai nhi được 7 tuần tuổi đến 10 tuần tuổi.
Một bộ răng sữa hoàn chỉnh sẽ bao gồm 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng cối ở mỗi góc phần tư hàm. Thời gian mọc đối với từng răng như sau:
- Với Răng cửa giữa thời gian mọc trung bình từ 6 –12 tháng
- Với Răng cửa bên thời gian mọc trung bình từ 9 –16 tháng
- Với Răng cối đầu tiên thời gian mọc trung bình 13 –19 tháng
- Với Răng nanh thời gian mọc trung bình từ 16 – 23 tháng
- Với Răng cối thứ 2 thtời gian mọc trung bình từ 22 – 33 tháng
Vai trò của răng sữa
Vai trò của răng sữa có thể kể đến như sau:
- Giúp tạo hình khuôn mặt
- Giúp phát triển tiếng nói
- Duy trì độ dài xương hàm
- Giữ chỗ cho những răng vĩnh viễn
- Tạo hướng mọc cho răng
- Giúp ăn nhai tốt, đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé, giúp bé ăn ngo miệng hơn
Thời điểm nhổ răng sữa?
Khi trẻ đã mọc đủ răng thì quá trình thay răng cũng bắt đầu. Quá trình rụng răng sữa của trẻ thường bắt đầu từ 6 đến 12 tuổi. Trung bình trẻ có khoảng 20 chiếc răng sữa. Khi răng sữa bắt đầu lung lay cũng là báo hiệu quá trình thay răng bắt đầu. Lúc này các bậc phụ huynh cần nhổ răng sữa của trẻ đi để tránh những phiền toái và cho trẻ có một hàm răng đẹp sau này.
Những trường hợp nên nhổ răng sữa
Khi phát hiện những trường hợp dưới đây, bố mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám để tiến hành nhổ răng sữa tránh những hậu quả về sau:
- Khi răng vĩnh viễn của trẻ bắt đầu lên tuy nhiên chiếc răng sữa nằm cạnh vẫn chưa rụng
- Răng của trẻ bị sâu, đã điều trị nhưng không có tiến triển tích cực hơn
- Răng của trẻ mắc phải một số tình trạng viêm nhiễm như cement, chóp răng, tủy,….tình trạng này nếu không nhổ bỏ có thể sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn
Những trường hơp trẻ không nên nhổ răng sữa
Nếu trẻ mắc một trong những tình trạng dưới đây, phụ huynh không nên nhổ răng sữa cho trẻ mà hãy đến các phòng khám Nha khoa để thăm khám:
- Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, những bệnh liên quan đến máu như máu khó đông, máu dễ nhiễm trùng. Trong trường hợp này nếu muốn nhổ cần phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ
- Trẻ đang bị viêm lợi cấp Vincent hay các loại viêm cấp tương tự
- Trẻ bị các bệnh về gan, thấp khớp
- Trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm như lao, sở, sốt xuất huyết thì không nên nhổ bởi rất dễ dẫn đến biến chứng xấu
- Trẻ bị tiểu đường di truyền phải có sự chỉ định của bác sĩ
- Trẻ bị ung thư, mắc u ác tính cũng không nên nhổ răng
Nhìn chung khi trẻ có những biểu hiện trên, các phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tại phòng khám Nha khoa Quốc tế 108 để được nhận những tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.
Quá trình nhổ răng sữa tại Nha khoa Quốc tế 108
Quy trình nhổ răng sữa tại Nha khoa Quốc tế 108
Bước 1: Khám tổng quát răng miệng cho trẻ:
Nha sĩ tiến hành khám tổng quan răng miệng và xác định độ khó của ca phẫu thuật. (Có thể sẽ chụp X-Quang xem kết cấu hàm răng của trẻ). Và xác định xem trẻ có bị kích ứng với thuốc tê hoặc các bệnh lí về tim mạch hoặc máu,….
Bước 2: Sát khuẩn và Gây tê
Sau khi sát khuẩn, Nha sĩ tiến hành gây tê để trẻ không cảm thấy đau trong quá trình nhổ răng.
Bước 3: Tiến hành nhổ
Lưu ý trong quá trình nhổ, bố mẹ cần ngồi cạnh để nói chuyện nhằm đánh lạc hướng không để trẻ chú ý đến các dụng cụ nhổ. Điều này sẽ giúp trẻ không có cảm giác sợ và thoải mái trong quá trình nhổ.
Bước 4: Hướng dẫn & Dặn dò
Nha sĩ hướng dẫn trẻ giữ gạc để cầm máu, kê thuốc uống và dặn dò phụ huynh. Nha sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để chắc chắn không xảy ra những biến chứng nếu nhiễm trùng sau quá trình nhổ.
Những lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ
Những điều nên làm sau khi nhổ răng sữa:
- Trẻ cần cắn chặt bông gạc để cầm máu vì thông thường nhổ răng sữa sẽ chảy máu lâu và nhiều hơn răng vĩnh viễn
- Cần uống thuốc theo chỉ định của Nha sĩ: Việc uống thuốc theo đơn của Nha sĩ sẽ giúp trẻ giảm đau, giảm sưng.
- Cho trẻ ăn uống những thức ăn mềm như cháo và uống nhiều nước trong ngày đầu tiên nhổ
- Giữ liên lạc với Nha sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất
Những điều không nên làm sau khi nhổ răng sữa:
- Không nên xúc miệng sớm vì có thể ảnh hưởng đến quá trình cầm máu, đông máu
- Không nên nhai kẹo cao su vì ảnh hưởng đến quá trình cầm máu và gây nhiễm trùng cho vết nhổ
- Không nên ăn đồ cứng vì nguy cơ cao vết nhổ sẽ chảy máu và nhiễm trùng
Nhổ răng sữa tại Hà Nội – Nhổ răng sữa 10k
Phòng khám nha khoa Quốc tế 108 là địa chỉ nha khoa uy tín tại Hà Nội, các bé sẽ được bác sĩ kiểm tra, chụp phim để xác định rõ tình trạng răng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Đặc biệt với sứ mệnh:”Tỏa sáng nụ cười Việt“, Nha khoa Quốc tế luôn luôn khuyến mại nhổ răng sữa chỉ với 10.000 VNĐ cho các bé
Với hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình, thân thiết, tận tâm với khách hàng sẽ giúp các bé không còn sợ hãi khi đến phòng khám.
Mọi thông tin chi tiết khách hàng liên hệ theo địa chỉ chuỗi phòng khám nha khoa Quốc tế 108
🏥CHUỖI HỆ THỐNG NHA KHOA QUỐC TẾ 108 TẠI HÀ NỘI
Hotline: 0866 866 108 – 0964 612 999
CS2: Số 87 tổ 8, đối diện khu đô thị mới Sóc Sơn, Sóc Sơn
Hotline: 0987 039 229 – 0976 365 506
CS3: Số 123, ngõ 32 Đỗ Đức Dục (cạnh chợ Mễ Trì Hạ, Mễ Trì), Nam Từ Liêm
Hotline: 0866 866 108 – 0974 588 155
CS4: Ngã tư chợ Phú An, An Khánh, Hoài Đức
Hotline: 0866 866 108 – 0964 773 466
CS5 (Răng Hà Nội): Ngã 4 Phố Nỉ, Sóc Sơn
Hotline: 0868 866 108 – 0987 039 229
CS6 (Răng Hà Nội): Chợ Chấu, Bắc Sơn, Sóc Sơn
Hotline: 0987 039 229 – 0976 365 506
Để lại một bình luận