Bệnh lý về răng miệng hiện nay vẫn đang diễn ra vô cùng phức tạp. Trong đó, mòn cổ răng đang là vấn đề nhức nhối hiện nay và mọi người đang thiếu hiểu biết rất nhiều về vấn đề chăm sóc răng miệng sao cho hiệu quả. Vậy mòn cổ răng là gì? Mòn cổ răng có nguy hiểm không? Những phương thức, cách trị liệu như thế nào khi gặp phải vấn đề mòn cổ răng gây ra… Bài viết dưới chúng tôi sẽ cung cấp, giải đáp thắc mắc tới bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về về chăm sóc điều trị cũng như tránh mòn cổ răng.
Những điều cần biết về mòn cổ răng và tác hại của nó đối với người bệnh
Mòn cổ răng là gì?
Mòn cổ răng hay còn gọi là “tiêu chân răng hình chêm”. Có thể hiểu đơn giản, đây là hiện tượng lớp men răng ở cổ răng bị mất đi. Đối với những chiếc răng bị mòn cổ răng, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được: xuất hiện vùng cổ răng hình chữ C sát với viền nướu răng.
Những chiếc răng ở vị trí số 4, số 5, số 6 và các răng cửa sẽ dễ có nguy cơ bị mòn cổ răng. Những răng có đặc điểm nằm ở vị trí các hàm nhỏ.
Tác hại của bệnh mòn cổ răng
Mòn cổ răng là nỗi lo ngại cho người bệnh. Khiến người bệnh trở nên tự ti, mặc cảm khi giao tiếp do có vấn đề về thẩm mỹ hàm răng. Họ sẽ không còn tự tin nói cười như trước. Mòn cổ răng không nguy hiểm, nhưng lại là nguyên nhân gây ra ê nhức, sưng đau nướu răng, gây vỡ hoặc gãy thân răng. Làm mất cấu trúc hàm nguyên vẹn, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới quá trình nhai thức ăn.
Nguyên nhân gây mòn cổ răng là gì?
Mòn cổ răng xuất phát từ 3 nguyên nhân chính là: Nguyên nhân cơ học, nguyên nhân hóa hóa và các nguyên nhân khác
Mòn cổ răng do nguyên nhân cơ học
Nguyên nhân cơ học thường gặp nhiều nhất làm tổn răng và mòn cổ răng chính việc chải răng không đúng cách và chọn bàn chải đánh răng kém chất lượng. Lông bàn chải thì quá cứng cộng thêm việc dùng quá nhiều lực thời gian quá lâu chải miết nên hàm răng. Cổ răng là nơi chịu lực và chịu chịu mòn thấp. Chính vì thế việc chải răng không đúng cách và lông bàn chải không được mềm mượt sẽ dẫn tới bệnh lý mòn chân răng.
Một nguyên nhân cơ học nữa cho sự vận động tác động này là việc nhai quá nhiều thức ăn cứng và dai và thói quen nghiến răng khi ngủ say. Đây là những tác nhân xấu dẫn đến mòn cổ răng, yếu và lung lay chân răng. Là nguyên nhân hàng đầu và nghiêm trọng hơn so với tác động từ việc đánh răng sai cách.
Mòn cổ răng do nguyên nhân hóa học
Mòn cổ răng do nguyên nhân hóa học là do sự tác động, phản ứng của axit do bệnh về trào ngược dạ dày hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm có axit gây nên mòn cổ răng. Axit giống như một loại chất tẩy, thẩm thấu và làm mòn men răng của bạn.
Chính vì thế mà ăn nhiều thực phẩm và hoa quả số lượng nhiều, thường xuyên có chứa axit sẽ không chỉ làm mòn cổ răng mà còn có thể tấn công các mô răng khỏe mạnh ở phần ngà. Gây hại lớn cho răng, khiến các tình trạng bệnh lý về răng điển hình là ê buốt răng trở lên nghiêm trọng hơn. Răng trở nên nhạy cảm sẽ khiến bạn sợ khi ăn đồ chua và đồ lạnh.
Các nguyên nhân khác
Thiếu canxi, thấp khớp, giảm tiết nước bọt… là các nguyên nhân, bệnh lý toàn thân gây ra mòn cổ răng. Ngoài ra nếu như việc bị mòn cổ răng của bạn không phải do các nguyên nhân nêu trên mà tình trạng mòn cổ răng vẫn xảy ra thì rất dễ cơ thể bạn bị tác động bởi yếu tố di truyền gây nên. KhIến loạn dưỡng tế bào ngà, sức đề kháng chống chịu mòn răng, bảo vệ răng bị yếu đi.
Các dấu hiệu mòn cổ răng
Các dấu hiệu của bệnh mòn cổ răng sẽ thay đổi tùy vào từng giai đoạn bệnh như sau:
- Giai đoạn 1: Mòn răng và ê buốt nhẹ
Ở giai đoạn đầu tiên các dấu hiệu của bệnh mòn cổ răng sẽ rất khó phát hiện, bệnh nhân có thể cảm thấy không ê buốt hoặc chỉ ê buốt nhẹ. Và chỉ thỉnh thoảng mới cảm thấy tình trạng ê buốt. Khi sờ vào sẽ cảm thấy sợi đứt ngang ở ngay cổ răng phía ngoài ngay sát lợi. Ở phần cổ răng thì men răng cũng sẽ đổi sang sẫm màu hơn, vàng ố hơn so với men răng ở vùng thân răng.
- Giai đoạn 2: Ê buốt nhiều
Khi bệnh mòn cổ răng tiến triển sang giai đoạn thứ 2 này thì sẽ có những dấu hiệu cụ thể hơn. Ví dụ như bệnh nhân sẽ ê buốt răng khi đánh răng, hít gió hoặc khi ăn các thực phẩm lạnh và nóng. Và khi không có sự tác động từ bên ngoài thì tình trạng ê buốt răng cũng sẽ dừng lại.
- Giai đoạn 3: Mòn vào tủy
Chuyển sang giai đoạn cuối cùng, mòn cổ răng sẽ có dấu hiệu như vết đứt sâu tới gần sát với phần tủy răng, gây thủng và đâm sâu vào tủy răng. Đây là nguyên nhân chính chính dẫn đến bệnh lý viêm tủy răng rất nghiêm trọng. Mòn cổ răng ở giai đoạn này sẽ khiến bệnh nhân đau nhức và ê buốt liên tục ngay cả khi không có sự tác động từ nguyên nhân bên ngoài. Cũng có dấu hiệu ở những vị trí bị mòn cổ răng sẽ bị sưng nướu, tấy đỏ, nhức răng và gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Cách điều trị như thế nào
Đối với mòn chân răng ở mức độ nhẹ
Khi tình trạng mòn cổ răng chưa chưa gây ra những chuyển biến nặng như ảnh hưởng đến tủy răng. Lúc này bạn hãy can thiệp kịp thời tránh để tình trạng mòn men răng diễn ra nghiêm trọng hơn bằng cách trám vào chỗ cổ răng bị khuyết là cách hiệu quả, ít tốn kém thời gian và chi phí nhất.
Đối với mòn chân răng ở mức độ nặng
Đối với mòn chân răng ở mức độ nặng, lúc này tình trạng mòn cổ răng đã ăn sâu gây tổn thương tới tủy răng. Lúc này bạn cần bọc răng sứ để phục hồi lại răng bị tổn thương. Nhằm bảo vệ cùi răng thật, bảo toàn chức năng nhai, tăng tính thẩm mỹ cho răng.
Phòng bệnh mòn cổ răng như thế nào?
Mòn cổ răng không ảnh ảnh nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể điều trị một cách triệt để. Tuy nhiên, hãy nên ý thức bảo nên men răng tốt ngay từ đầu để tránh tình trạng mòn men răng xảy ra gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn bằng những cách sau đây:
- Chải răng đúng cachs và khoa học: Vệ sinh răng miệng và chải ngày ít nhất ngày 2 lần sáng và tối sau bữa ăn. Lựa chọn và sử dụng bàn chải của các nhãn hàng uy tín để bảo vệ men răng. Lưu ý chải răng trong vòng 2 phút là khoa học nhất, nếu bạn chải răng ít hơn hoặc nhiều hơn 2 phút thì răng bạn sẽ không được làm sạch hoặc mòn men răng. Hãy nhẹ nhàng nghiêng bàn chải theo hướng từ trên xuống dưới ( không chải ngang hàm răng), xoay tròn và nghiêng 45 độ để làm sạch hàm răng và bảo vệ răng một cách tốt nhất.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa canxi và fluor của các nhãn hàng danh tiếng để tăng cường độ bền chắc cho răng miệng và sử yên tâm khi sử dụng sản phẩm.
- .Khám răng định kỳ và cạo vôi răng 6 tháng/lần để giữ gìn sức khỏe và theo dõi tình trạng răng miệng một cách chính xác nhất
- Không nên ăn nhiều đồ ăn và thực phẩm quá chua ( tính axit cao), nóng làm hại đến răng của bạn như: xoài chua, chanh, cóc…
Nha Khoa Quốc Tế 108 – địa chỉ khám, chữa bệnh lý răng miệng uy tín tại Hà Nội
Bệnh lý về răng miệng tại Việt Nam ngày nay càng ngày xảy ra nghiêm trọng. Nắm bắt được tình hình đó, các nha khoa răng miệng mọc lên rất nhiều kéo theo những nha khoa tự phát. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh trở lên hoang mang, lo lắng khi lựa chọn địa chỉ khám và chữa trị răng miệng uy tín. Vậy nếu như bạn còn băn khoăn lo lắng khi chưa lựa chọn được địa chỉ nha khoa phù hợp thì chúng tôi xin giới thiệu cho bạn Nha Khoa Quốc Tế 108 (có tên tiền thân là Nha Khoa Quốc Tế 108). Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên y tá chuyên nghiệp, tận tình luôn luôn đồng hành bên bạn cũng sự trang bị hiện đại của các thiết bị y tế tân tiến nhất trên thế giới. Nha Khoa Quốc Tế 108 hy vọng là một điểm đến, dấu ấn đẹp khó quên đến với khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại đây.
Bài viết trên hy vọng là những chia sẻ hữu ích giúp bạn hiểu và phòng tránh các bệnh lý mòn cổ răng đồng thời có chế độ ăn uống hạn chế và phù hợp để bảo vệ hàm răng của bạn. Chúc các bạn luôn có một hàm răng khỏe.
Để lại một bình luận