Contents
- 1 Rượu đan sâm, hoa hồng
- 2 Rượu hoa cúc, hoàng tinh
- 3 Rượu nho, hoa cúc
- 4 Rượu phục linh, tiên nhân chưởng
- 5 Rượu ý dĩ, trạch tả
- 6 Rượu hà thủ ô, địa hoàng và cẩu kỷ tử
- 7 Rượu cẩu kỷ tử trường thọ
Người hay bị nổi ban đỏ, mụn thường là biểu hiện của tình trạng nóng trong, gan, thận suy giảm chức năng hoặc do hoocmon thay đổi. Vậy hãy thường xuyên dùng các loại rượu thuốc sau.
Rượu đan sâm, hoa hồng
Nguyên liệu: Đan sâm 30g, hoa hồng 10g, rượu trắng lượng thích hợp.
Cách chế biến: Đan sâm thái lát, hoa hồng rửa sạch rồi cho cả hai vào bình. Đổ nước vào ngâm khoảng nửa giờ rồi đổ rượu trắng vào; đậy kín và ngâm trong 1 tuần. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
Công hiệu: Hoạt huyết tan bầm, thông khí, ngưng đau.
Chỉ định: Dùng cho người bị nghẽn khí tụ huyết, dẫn đến viêm gan mãn tính, gan nhiễm mỡ, mỡ cao trong máu, đau hông, đầy bụng.
Rượu hoa cúc, hoàng tinh
Nguyên liệu: Hoa cúc 15g, hoàng tinh 10g, rượu trắng nồng độ thấp, lượng thích hợp.
Cách chế biến: Hoa cúc rửa sạch, hoàng tinh thái lát, cho cả hai vào bình sạch. Đổ nước vào ngâm nửa giờ cho ngấm, sau đó đổ rượu vào; đậy kín và ngâm trong 1 tuần. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
Công hiệu: Lọc gan, thanh nhiệt.
Chỉ định: Dùng cho người gan nóng dẫn đến mắt đỏ, sưng, đau, hoa mắt chóng mặt, chân tay tê dại, nhìn không rõ.
Rượu nho, hoa cúc
Nguyên liệu: Hoa cúc 15g, sinh địa 20g, nho 50g, rượu trắng nồng độ thấp, lượng thích hợp.
Cách chế biến: Hoa cúc rửa sạch, sinh địa thái nhuyễn. Cho hoa cúc, sinh địa và nho vào bình, đổ nước vào ngâm nửa giờ cho ngấm. Sau đó, đổ rượu vào, đậy kín, ngâm trong khoảng 7 – 10 ngày rồi uống. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 30 – 50g.
Công hiệu: Lọc gan, thanh nhiệt.
Chỉ định: Dùng cho người gan nóng dẫn đến mắt đỏ, sưng, đau, hoa mắt chóng mặt, chân tay tê dại, nhìn không rõ, nóng toàn thân, phụ nữ kinh ra ít, người bị mụn trứng cá đỏ, mụn bọc,..
Rượu phục linh, tiên nhân chưởng
Nguyên liệu: Tiên nhân chưởng 100g, phục linh 30g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Tiên nhân chưởng bỏ gai, rửa sạch, thái lát. Phục linh thái lát. Cho hai thứ ngâm vào rượu trong 7 ngày, lắc đều rượu mỗi ngày. Uống một lượng nhỏ vào mỗi tối trước khi đi ngủ.
Công hiệu: Thanh nhiệt.
Chỉ định: Dùng cho người bị chứng nhiệt cao trong người dẫn đến chóng mặt, miệng đắng, tiểu rát, tiểu gắt, viêm nhiễm hệ thống tiết niệu, viêm tuyến vú cấp tính giai đoạn đầu.
Rượu ý dĩ, trạch tả
Nguyên liệu: Trạch tả 100g, ý dĩ 50g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Trạch tả thái lát, ý dĩ rửa sạch. Cho cả hai vào túi vải rồi cho vào bình. Đổ rượu vào, đậy kín, ngâm trong 7 ngày, lắc đều bình rượu mỗi ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống một lượng nhỏ.
Công hiệu: Thanh nhiệt.
Chỉ định: Dùng cho người bị nhiệt cao dẫn đến viêm nhiễm hệ thống tiết niệu, bị phù thũng do viêm thận mãn tính, khó tiểu.
Rượu hà thủ ô, địa hoàng và cẩu kỷ tử
Nguyên liệu: Hà thủ ô chế phẩm, địa hoàng sống, cẩu kỷ tử mỗi loại 15g, rượu trắng 1 lít, đường phèn lượng thích hợp.
Cách chế biến: Đem các vị thuốc trên rửa sạch, địa hoàng thái nhuyễn. Cho hà thủ ô, địa hoàng, cẩu kỷ tử vào bình rượu, thêm đường phèn, đậy kín và ngâm trong 15 ngày rồi uống. Mỗi ngày uống một lần, mỗi lần 15 – 30ml.
Công hiệu: Dưỡng âm, bổ thận.
Chỉ định: Thích hợp với người gan, thận thiếu âm dẫn đến hoa mắt chóng mặt, toàn thân nóng ran, chân tay tê dại, lưng và đầu gối nhức mỏi, nam giới di tinh hoặc xuất tinh sớm, phụ nữ kinh ra ít hoặc bị tắt kinh.
Rượu cẩu kỷ tử trường thọ
Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 24g, thịt viên 15g, đương quy 6g, bạch truật rang 10g, đậu đen 30g, rượu trắng 500ml.
Cách chế biến: Đem các vị thuốc trên rửa sạch, đương quy thái lát. Cho tất cả vào trong bình rượu, đậy kín, ngâm 1 tháng rồi uống, lắc đều rượu mỗi ngày. Uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 15 – 30ml.
Công hiệu: Dưỡng âm, bổ huyết, khỏe tỳ, lợi khí.
Chỉ định: Dùng cho người khí âm lưỡng suy dẫn đến tim đập nhanh, khó thở, kém ăn, lưng và đầu gối đau nhức, bạch huyết cầu giảm, thiếu máu.
Để lại một bình luận