Sưng nướu là tình trạng mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Nướu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ che chở cho chân răng được chắc chắn. Tuy nhiên vì bị tác động bởi một yếu tố nào đó mà khiến cho sưng nướu và nhức. Đặc biệt vi khuẩn tấn công mạnh khiến viêm nướu, áp xe răng và có mủ chung quanh răng là dấu hiệu báo động tình trạng bệnh lý sưng nướu đã trở nên nghiêm trọng. Vì vậy mà khi gặp tình trạng sưng nướu thì bạn cần phải có biện pháp chữa trị kịp thời ngay. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến bạn một số cách để tạm thời khắc phục tình trạng sưng nướu răng.
Nguyên nhân sưng nướu
Bị sưng nướu răng có mủ là dấu hiệu của một số bệnh lý nha khoa. Nếu không điều trị kịp thời, sưng nướu có thể gây ra những hậu quả bệnh lý nghiêm trọng như tổn thương tủy răng, gây viêm nha chu.
Sưng nướu là triệu chứng, dấu hiệu ban đầu chủ bệnh viêm nướu. Đây là tình trạng diễn ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Một số nguyên nhân dẫn đến sưng nướu có thể là:
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
- Thức ăn sau khi ăn không được loại bỏ sạch sẽ, bọ sót lại trên răng, kẽ răng, bề mặt răng, hình thành các mảng bám tạo điều kiện để các vi khuẩn gây hại sinh sôi. Các mảng bám này để lâu ngày sẽ khiến sưng nướu, viêm nướu.
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày không cẩn thận hoặc làm sạch quá mạnh gây chảy máu nướu dẫn đến việc sưng nướu.
- Vì bị sâu răng vi khuẩn gây hại lây lan đến nướu làm sưng, lở nướu.
- Mảng bám cao răng, mảng bám thức ăn không được làm sạch chứa vi khuẩn phát triển trên đó và thải độc tố khiến nướu bị sưng.
Các thói quen xấu
- Thời kỳ kinh nguyệt, dậy thì hoặc thời kỳ mang thai làm thay đổi hormone, khiến cho răng miệng nhạy cảm, mẫn cảm với các tác động gây tổn hại của vi khuẩn gây sưng nướu.
- Sử dụng đồ ăn, hoặc uống nước quá nóng khiến cho nướu bị phỏng; hoặc ngược lại sử dụng đồ quá lạnh gây ê buốt răng làm sưng nướu.
- Việc hút thuốc lá cũng là tác nhân, là điều kiện thuận lợi để những vi khuẩn gây hại răng miệng phát triển gây sưng nướu.
- Ăn đồ ăn cay nóng trong thời gian dài gây lở loét nướu làm sưng nướu tổn hại đến răng miệng.
Các bệnh lý về răng miệng làm sưng nướu
- Sưng nướu cũng là dấu hiệu của bệnh viêm nha chu. Nếu tình trạng sưng nướu mà đã có mủ thì bạn cần kiểm tra ngay lập tức bởi có thể bệnh lý đã nghiêm trọng. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây hỏng răng, hỏng xương ổ răng, ảnh hưởng các răng khác trong hàm…
- Sử dụng thuốc điều trị ung thư như xạ trị, hóa chất…
- Răng khôn mọc lên ở người trưởng thành cùng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến sưng nướu.
- Tình trạng giảm tiết nước bọt do các tác dụng phụ của một số loại thuốc, khiến việc rửa trôi các mảng bám và tế bào chết trong khoang miệng trở nên khó khăn.
- Ngoài ra, sưng nướu có thể còn bởi vì một số nguyên nhân bệnh lý cơ thể như suy giảm tình trạng giảm miễn dịch, bệnh bạch cầu, HIV/AIDS…
Một số dấu hiệu nhận biết bị sưng nướu
- Khi thấy vùng nướu bị sưng lên rõ rệt có màu đỏ tươi hoặc đỏ đậm hơn, có thể so sánh với màu nướu của người bình thường.
- Sẽ bị nhức khi dùng tay chạm nhẹ vào, bị chảy máu chân răng khi nhai đồ ăn, ăn đồ ăn cay, mặn, bị chảy máu chân răng khi chải răng…
- Chân răng trông dài hơn do tình trạng tụt lợi.
- Sưng nướu răng có thể có mủ và có mùi hôi kèm theo.
- Nếu tình trạng sưng nướu để lâu ngày không điều trị sẽ gây hở nướu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào chân răng gây sưng nướu kèm theo mủ trầm trọng hơn.
- Sưng nướu trong một số trường hợp có thể gây sốt, mất ngủ, chán ăn, đau nhức…
Biến chứng nguy hiểm của sưng nướu
Sưng nướu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng của bạn.
Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm của sưng nướu:
- Gây ra bệnh lý viêm nha chu. viêm nhiễm các mô cơ và xương. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây mất răng vĩnh viễn.
- Sưng nướu răng là tình trạng tích tụ nhiều vi khuẩn trong khoang miệng, gây ra mùi hôi khó chịu.
- Sưng nướu khiến chân răng bị viêm, gây tổn thương thân răng, khiến răng dễ lung lay.
- Sưng nướu răng có thể khiến suy nhược cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở những trường hợp sưng nướu nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân bị sốt cao, mệt mỏi.
- Phụ nữ có bệnh lý về răng miệng thường có nguy cơ sinh non cao hơn so với bình thường.
14 Cách điều trị sưng nướu tại nhà
Khi đã bị sưng nướu, dùng thuốc tây là liệu pháp sẵn và phổ thông có để sử dụng để điều trị, nhưng bạn cũng có thể điều trị sưng nướu răng bằng những cách đơn giản dưới đây:
Dinh dưỡng hợp lý
Đây là cách đơn giản và quan trọng nhất để phòng ngừa bất cứ bệnh lý nào liên quan đến răng miệng trong đó có sưng nướu răng. Hãy sử dụng những đồ ăn, thức uống hoa quả có nhiều canxi, vitamin C và D và axit folic như chanh, cam, dâu tây, nho, các sản phẩm sữa, cá, sữa đậu nành… để phòng tránh được việc vị sưng nướu. Một số loại đồ ăn có chứa vitamin D như trứng, dầu gan cá, dầu hướng dương… Hãy đảm bảo chế độ ăn uống điều độ, tránh ăn đồ ngọt quá nhiều để bảo vệ sức khỏe hàm răng của bạn nhé.
Chườm nóng và lạnh
Khi bị sưng nướu, bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh để có thể giảm độ đau nhức nướu. Tuy nhiên, không phải chườm trực tiếp lên chỗ nướu răng bị sưng mà chườm bên ngoài mặt hay má của mình. Trước tiên, đắp một miếng vải đã ngâm nóng sau đó là chườm bằng một túi rau quả để lạnh. Lặp lại chu kỳ nóng – lạnh khoảng 2-3 lần.
Dùng nước muối
Chúng ta vẫn biết muối là nguyên liệu để vệ sinh răng miệng phổ biến. Nó có chứa nhiều nguyên tố ngăn ngừa được sự phát triển của vi khuẩn gây hại và làm sạch các mảng bám trên răng.
Hãy hòa muối với nước thành một dung dịch loãng, sau đó xoa nước muối lên bề mặt nướu bị sưng sau khi đã đánh răng và súc miệng lại bằng nước lọc ấm để loại bỏ hết phần nước muối còn trong miệng. Thực hiện kiên trì điều này 3 lần/tuần để có hiệu quả rõ rệt.
Nha đam (lô hội)
Nha đam hay còn gọi là lô hội là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng nhiều trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Nó cũng là một phương pháp điều trị tuyệt vời cho sưng nướu răng.
Sử dụng nha đam để chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn làm giảm tình trạng viêm nướu. Cách thức sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy một vài nhánh nha đam sau đó bôi và thoa nhẹ gel của lá lên chỗ sưng và rửa sạch với nước ấm. Thực hiện vài 3-4 lần/ ngày để làm giảm tình trạng sưng nướu nhé.
Sử dụng nghệ
Củ nghệ chứa curcumin giúp giảm đau và viêm nướu răng. Nghệ cũng có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan nhiễm khuẩn.
Cách thức thực hiện đơn giản, bạn hãy mua bột nghệ có sẵn hoặc tự xay. Sau đó trộn với nước thành một hỗn hợp bột nhão rồi bôi lên nướu và thoa nhẹ, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Thực hiện kiên trì trong một khoảng thời gian để ngăn ngừa tình trạng sưng nướu.
Gói trà đen
Trong gói trà đen có tannin là yếu tố làm giảm viêm, sưng nướu. Cách thực hiện là hãy bôi chúng lên xung quanh vùng bị sưng sau khi được ngâm với nước ấm sau đó rửa sạch răng miệng với nước ấm. Thực hiện kiên trì 2 lần/ngày để mang đến hiệu quả rõ rệt.
Sử dụnng Ô xi già
Đây là cách khử trùng phổ biến được sử dụng bởi nhiều người. Ô xi già cũng là một nguyên liệu có tác dụng hiệu quả trong việc làm sạch răng miệng bao gồm sưng nướu.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng dung dịch ô xi già có nồng độ dưới 3%. Chú ý trước khi sử dụng lắc đều dung dịch khử trùng và súc miệng lại với nước ấm.
Gừng cũng giúp cho hiện tượng sưng nướu răng giảm đáng kể
Cách thức sử dụng gừng cũng giống như nghệ. Trộn bột gừng với nước và bôi lên vùng bị sưng nướu sau đó súc miệng lại với nước ấm.
Sử dụng đinh hương
Bạn có thể bôi trực tiếp dầu đinh hương lên vùng nướu bị sưng. Hoặc tạo ra hỗn hợp gồm dầu đinh hương với hạt tiêu đen rồi sau đó bôi lên nướu để giảm đau.
Sử dụng mật ong
Sau khi đánh răng, chỉ cần dùng một lượng nhỏ mật ong chà lên vùng nướu bị sưng để kháng khuẩn và khử trùng. Có thể bạn cho rằng mật ong ngọt càng gây viêm, nhưng mật ong lại có thể điều trị nhiễm trùng sưng nướu rất hiệu quả.
Dùng nước chanh để súc miệng
Trong nước chanh có chứa vitamin C giúp kháng khuẩn, có tác dụng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu, sưng nướu. Hãy súc miệng với nước chanh để phòng ngừa và bảo vệ răng miệng của bạn.
Dầu mù tạt chữa sưng nướu hiệu quả
Dầu mù tạt là nguyên liệu có tác dụng kháng khuẩn, giúp thoát khỏi những bệnh nhiễm trùng về răng miệng trong thời gian ngắn. Bạn hãy trộn dầu mù tạt với muối rồi bôi nó lên chỗ nướu bị sưng sẽ giúp điều trị sưng nướu hiệu quả.
Dùng dầu trà xanh
Dầu trà xanh cũng sử dụng như các hỗn hợp khác, được bôi lên bề mặt nướu để làm giảm sự khó chịu răng miệng và làm giảm viêm sưng nướu hữu hiệu mà không để lại tác dụng phụ.
Sử dụng tỏi
Tỏi được thực hiện giống với nghệ và gừng. Hãy xay nát một tép tỏi và trộn với một chút muối rồi xoa lên chỗ nướu bị sưng. Tỏi có tác dụng kháng viêm tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn rất tốt làm giảm đau tự nhiên hiệu quả.
Biện pháp giảm đau khi sưng nướu
Sưng nướu thường gây ra đau đớn và khó chịu cho người bệnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số biện pháp nên làm và không nên làm để giảm đau khi sưng nướu:
Nên làm:
- Cần vệ sinh răng sạch sẽ bằng cách chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải có lông mềm. Có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch vi khuẩn sau mỗi bữa ăn. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là biện pháp đầu tiên có thể làm giảm cảm giác đau nhức.
- Dùng nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng để súc miệng hàng ngày, có tác dụng làm giảm đau ở vùng bị viêm nướu.
- Có chế độ ăn uống khoa học, nên ăn uống đủ chất, nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cứng, đồ uống có gas, cà phê,…
- Trong trường hợp nướu của bạn vẫn còn sưng và đau thì bạn cần phải đến thăm khám tại các địa chỉ nha khoa uy tín. Các nha sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời để hỗ trợ chữa sưng nướu nhanh hơn.
Không nên:
- Để tránh sưng, đau nướu thì bạn không nên tiếp tục sử dụng các sản phẩm nước súc miệng và kem đánh răng gây kích ứng cho nướu của bạn.
- Không sử dụng thuốc lá và rượu, vì có thể gây kích ứng cho vùng nướu.
Đến nha khoa điều trị sưng nướu răng
Sưng nướu và có mủ phải làm sao? Khi nướu răng bị sưng đỏ và có mủ thì cách điều trị tốt nhất là nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám sau khi xác định được nguyên nhân, mức độ viêm nướu trên cơ sở đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, tránh để lâu dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Nướu răng bị sưng do vi khuẩn mảng bám ⇒ lấy cao răng
- Lấy cao răng sẽ là giải pháp đầu tiên mà nha sĩ sẽ tính tới đối với trường hợp viêm nướu răng có mủ.
- Nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, mảng bám, vi khuẩn trên răng.
Nướu bị sưng dẫn đến viêm ⇒ uống thuốc kháng sinh
- Khi tình trạng viêm nướu, bị sưng nướu răng đã trở nên nghiêm trọng thì thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị.
- Bên cạnh đó thì việc vệ sinh răng miệng chính là cách hiệu quả nhất để chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày
- Bên cạnh việc lấy cao răng, điều trị thuốc kháng sinh thì việc vệ sinh răng miệng chính là cách hiệu quả nhất ngăn ngừa bệnh lý, bảo vệ răng miệng.
- Chải răng ngày 2-3 lần với bàn chải lông mềm đúng cách với trường hợp bị sưng nướu răng có mủ.
- Dùng chỉ nha khoa, dùng nước súc miệng giảm thiểu hiện tượng đau răng khi nướu răng bị sưng.
Địa chỉ khám răng và chữa sưng nướu uy tín tại Hà Nội
Phòng khám Nha Khoa Quốc Tế 108 (tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108) là địa chỉ nha khoa uy tín. Nha Khoa Quốc Tế 108 tự hào là điểm đến tin tưởng của nhiều khách hàng trong vấn đề chăm sóc răng miệng.
Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ khám răng để biết chính xác tình hình sức khỏe răng miệng. Sau đó tư vấn đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất. Với đội ngũ các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn giỏi. Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, phục vụ tối đa cho quá trình điều trị của bệnh nhân.
Cách phòng ngừa sưng nướu hiệu quả
Để phòng ngừa tình trạng sưng nướu một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện những cách như sau:
- Thay tăm xỉa răng thông thường bằng chỉ nha khoa để làm sạch các vụn thức ăn ở vùng chân răng. Nên dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng, tránh mạnh tay vì có thể gây tổn thương nướu lợi.
- Chải răng ngày 2 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, nên chải răng ít nhất 2 phút mỗi lần. Sử dụng bàn chải có lông mềm và chải thật nhẹ nhàng để tránh gây chảy máu chân răng.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng để giảm tình trạng đau, nhức nướu lợi.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A và C có trong trái cam, đu đủ, chanh, bưởi.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh gây khô miệng.
- Thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý về răng miệng. Cạo vôi răng 6 tháng/ lần để khoang miệng luôn sạch sẽ.
Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về sưng nướu. Mong rằng bạn đã có cho mình những cách phòng ngừa và điều trị sưng nướu cho riêng mình một cách phù hợp.
Để lại một bình luận