Không phải ai trong chúng ta cũng có một hàm răng đầy đủ và đẹp đều như mong muốn. Mọi người vì nhiều nguyên nhân, nhiều lý do, ví dụ như bẩm sinh, do đặc điểm sinh học của cơ thể hay do tai nạn mà mất răng. Việc mất răng quả thật không phải hiếm gặp, hầu như mọi người đều không tìm được giải pháp tốt nhất cho mình, dẫn đến việc thiếu tự tin, cản trở sinh hoạt cuộc sống. Việc cầu răng sứ xuất hiện đã đem đến một cách giải quyết nhanh gọn, thẩm mỹ, được nhiều người yêu thích nhất. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả những thông tin về cầu răng sứ nhé!
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là một phương pháp phục hồi nha khoa lý tưởng, có thể thay thế được phần răng đã mất mà vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về độ thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai. Cầu răng sứ bao gồm 2 mão răng ở hai đầu khoảng trống với phần răng giả được làm bằng sứ, đây là chiếc răng giả thay thế cho răng đã mất. 2 mão này được gắn trên răng trụ, phần nhịp cầu chính là chiếc răng sứ giả.
Cầu răng sứ thường được khuyên sử dụng cho những ai vào trường hợp mất từ 1 – 3 răng liên tiếp, hơn nữa hai chiếc răng trụ 2 bên cũng phải chắc khỏe tuyệt đối để đảm bảo sự bền vững và tuổi thọ lâu dài cho cầu răng sứ.
Lợi ích của việc phục hình cầu răng sứ
Cải thiện cấu trúc mặt: Việc nụ cười thiếu răng có thể khiến không ít người cảm thấy thiếu tự tin, cầu răng sứ sẽ giúp bạn giải quyết chúng, khiến mọi người không còn nhìn chằm chằm vào răng bạn nữa. Hơn nữa, những chiếc răng bền đẹp này sẽ giúp bạn như trẻ ra vì nụ cười trắng sáng, tự tin đấy.
Bên cạnh những vấn đề về thẩm mỹ, việc thiếu răng cũng sẽ ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe nữa, vì vậy cầu răng sứ cũng giúp bạn giải quyết không ít vấn đề đấy:
- Ngăn chặn chuyển động của 2 chiếc răng 2 bên, không để dẫn đến tình trạng thưa răng.
- Ngăn ngừa bệnh rối loạn khớp thái dương hàm
- Giúp cải thiện vấn đề ăn nhai.
- Giúp phát âm chuẩn, tròn chữ hơn.
- Giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh nha chu, mất xương, sâu răng.
- Không hạn chế trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cho răng
- Ổn định và thoải mái hơn nhiều so với lựa chọn phương pháp răng giả tháo lắp.
Các loại cầu răng sứ
Cầu răng sứ có 3 loại thường được khuyên dùng, đó là:
Cầu răng sứ truyền thống
Đây là kiểu cầu răng được lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Cầu răng sứ truyền thống gồm 2 mão sứ ở hai đầu khoảng mất răng, răng giả ở giữa dùng để thay thế chiếc răng bị mất. Bác sĩ sẽ thực hiện mài nhỏ răng ở 2 đầu khoảng trống, sau đó mới đặt cầu răng lên trên.
Cầu răng sứ có cánh dán
Thường được sử dụng nhiều đối với vùng răng trước, cấu tạo gồm răng giả và 1 dải kim loại (hay còn gọi là cánh dán). Phần cánh dán sẽ được cố định chắc chắn vào 2 răng trụ bằng xi măng nha khoa, phần răng giả sẽ được bố trí ở giữa. Phương pháp này yêu cầu răng trụ phải thật sự khỏe mạnh, cứng chắc.
Cầu răng sứ nhảy
Thường được sử dụng cho phần răng cửa hoặc răng cửa bên bị mất. Những vị trí này là vị trí ít phải chịu lực tác động của lực nhai, chính vì vậy cấu tạo của loại cầu răng này có phần khác, trụ răng chống đỡ chỉ ở một bên, không phải 2 bên như thường thấy.
Quy trình làm cầu răng sứ
Vật liệu làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ có thể được lựa chọn với nhiều chất liệu khác nhau, bác sĩ sẽ dựa vào nhu cầu, điều kiện sức khỏe và yêu cầu của bạn mà tạo nên cầu răng sứ phù hợp:
- Kim loại: đây chính là loại cầu bền chắc, phục hồi tốt nhất, răng của bạn cũng ít phải mài hơn. Tuy nhiên, về mặt thẩm mỹ thì chất liệu này không được đánh giá cao, vì vậy thường được sử dụng cho các phần răng hàm.
- Sứ: Cầu răng sứ là sự lựa chọn lý tưởng vì đảm bảo tính thẩm mỹ, có màu sắc giống với răng thật, cũng đảm bảo được sự an toàn và độ bền.
Quy trình làm cầu răng sứ
Bao gồm 4 bước cơ bản:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bạn sẽ trải qua các bước khám tổng quát, đánh giá xem phương pháp dùng cầu răng sứ có phù hợp với bạn. Kết hợp với các ảnh chụp X – quang, dựa trên phân tích và kết quả hình ảnh, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và kế hoạch chi tiết cho bạn.
Bước 2: Vệ sinh, gây tê và mài cùi
Bác sĩ tiến hành vệ sinh răng, đảm bảo vi khuẩn không tấn công răng miệng, gây lây nhiễm chéo. Sau đó bạn sẽ được gây tê, giảm bớt cảm giác đau nhức, rồi tiến hành mài cùi, mài bớt phần răng trụ
Bước 3: Lấy dấu hàm và phục hình tạm
Sau khi thực hiện bước 2, các bác sĩ sẽ lấy dấu hàm, so màu răng rồi chuyển những thông tin này đến cho các kỹ thuật viên để chế tác ra cầu răng sứ của riêng bạn. Phục hình tạm sẽ giúp đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tạm thời trong khoảng thời gian chờ đợi chế tác cầu răng sứ mới.
Bước 4: Gắn cầu răng sứ
Sau khi đã có cầu răng sứ mới, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra độ khít và màu sắc, đảm bảo với nhu cầu của bạn. Khi đã hài lòng, bác sĩ sẽ gắn cầu răng sứ kiên cố bằng xi măng nha khoa vào 2 trụ răng.
Hạn chế của cầu răng sứ
Trong kỹ thuật thực hiện cầu răng sứ, ta phải mài cùi 2 răng kế cận nó, nhằm tạo trụ để nâng đỡ phần răng giả thế chỗ cho những răng bị mất, sau đó sẽ có 2 mão răng được gắn vào, phần răng giả ở giữa sẽ thế chỗ cho chiếc răng bị mất. Hai chiếc răng này vì phải chịu lực tác dụng lớn, qua thời gian dài sử dụng chúng sẽ yếu dần đi, khiến răng không còn chắc khỏe được như ban đầu mới làm. Duy trì tình trạng này một thời gian dài, bạn có thể phải đối mặt với vấn đề lớn hơn, gãy răng, nguy cơ tăng lên nhiều lần so với răng chưa bị tác động.
Làm cầu răng cũng chỉ thay thế phần răng bị mất được tạm thời trong một khoảng thời gian vì chúng không có chân răng và được nuôi dưỡng bởi tủy răng như thật. Chúng có thể bị tiêu xương hàm, nướu bị co lại với hình thù không giống nhau, gây ra hiện tượng hở chân răng. Hở nướu gây ra lỗ hổng, khe hở, ngoài khiến răng bạn bị mất thẩm mỹ còn gây giắt thức ăn, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, lại gây mùi khó chịu, dẫn đến nhiều vấn đề khác.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của cầu răng sứ
Trên thực tế, nhìn chung một cầu răng sứ sẽ có tuổi thọ khoảng từ 5 đến 10 năm, tùy theo tình trạng răng, chất răng và bảo quản tốt hay không. Tuy nhiên, chúng còn phụ thuộc vào những yếu tố như:
Vị trí mất răng
Nếu so sánh, tuổi thọ của cầu răng cửa sẽ nhiều hơn nếu so với cầu răng sứ thay thế răng hàm. Vì hàm là nơi chịu nhiều tác động của việc ăn nhai, nếu bạn không kiêng, tránh những thực phẩm quá cứng hoặc dai thì dễ bị hỏng hơn, giảm tuổi thọ của chúng đi nhiều, thậm chí là gãy, vỡ trong quá trình ăn uống.
Tay nghề bác sĩ
Tìm được một bác sĩ mát tay, lành nghề, giàu kinh nghiệm sẽ là điều kiện tuyệt vời giúp cho mọi công đoạn được diễn ra suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao và lâu dài. Nếu kỹ thuật mài cùi, lắp cầu răng sứ không được thực hiện đúng, tuổi thọ răng giả sẽ giảm hơn rất nhiều.
Nếu vẫn còn băn khoăn chưa tìm được địa chỉ làm cầu răng sứ uy tín và chất lượng tại Hà Nội thì hãy đến ngay phòng khám Nha Khoa Quốc Tế 108 nhé. Phòng khám Nha Khoa Quốc Tế 108 tiền thân là Nha khoa Quốc tế 108, với các ưu điểm:
- Đội ngũ các bác sĩ có chuyên môn về răng miệng, nhiều năm kinh nghiệm. Nha Khoa Quốc Tế 108 chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ an toàn và chất lượng nhất.
- Hệ thống các trang thiết bị hiện đại, được đầu tư kỹ lưỡng, phục vụ và hỗ trợ tối đa cho quá trình tiến hành phục hình răng.
- Bảo hành, tư vấn cho khách hàng kỹ lưỡng và cẩn thận.
Mô răng thật
Trường hợp răng trụ cầu bị sâu hoặc vỡ, không đủ để chịu lực lớn, bác sĩ sẽ gia cố thêm phần chốt răng hoặc cùi giả.
Chăm sóc răng sau khi phục hình
Cách chăm sóc và bảo vệ răng sau phục hình quyết định rất lớn đến tuổi thọ răng: Cần cẩn thận hơn trong việc chăm sóc răng, vì đây chỉ là phần răng giả, không bền chắc được như răng thật
- Chải răng sạch sẽ, đúng cách giống bác sĩ nha khoa chỉ định, dùng chỉ nha khoa lấy sạch kẽ răng. Đối với vị trí cầu răng sứ thì sử dụng cây luồn chỉ để làm sạch răng.
- Chải răng nhẹ nhàng, đúng cách, cẩn thận không để làm tổn thương nướu hoặc gây tụt nướu không mong muốn.
Làm cầu răng sứ có đau không?
Chúng ta đều biết rằng, khi làm cầu răng sứ thì bác sĩ sẽ mài một lớp men mỏng ở bên người. Trong quá trình mài răng thì các bác sĩ sẽ chích thuốc tê ở vùng răng đó. Vì vậy, bạn sẽ không có cảm giác đau đớn.
Tuy nhiên, sau khoảng 2h khi mài răng, lúc này thuốc tê đã hết rồi thì bạn sẽ có cảm giác bị ê buốt và hơi đâu. Triệu chứng này là hoàn toàn bình thường khi thực hiện làm cầu răng sứ. Nếu bệnh nhân cảm thấy ê buốt và đau quá mức thì báo với bác sĩ, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, hướng dẫn cách giảm đau tại nhà.
Ngoài ra, làm cầu răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào máy móc hỗ trợ cũng như tay nghề của bác sĩ thực hiện. Chính vì vậy, để quá trình làm cầu răng sứ diễn ra không đau, không xảy ra vấn đề gì. Hãy lựa chọn đơn vị nha khoa thật uy tín để đảm bảo cho sức khỏe răng miệng của mình nhé!
Khắc phục chân răng bị hư khi làm cầu răng sứ
Trên thực tế, việc chân răng bị hư khi làm cầu răng sứ là một điều khó tránh khỏi, bạn càng không có kế hoạch chăm sóc răng miệng khoa học đúng cách, chân răng trụ càng nhanh bị hư, bị yếu dần dẫn đến phải nhổ bỏ. Khi đó, bạn sẽ lại phải làm lại cầu răng mới, phần răng bị mất lại ngày càng nhiều hơn, quá trình này cứ lặp đi lặp lại khiến bạn gặp không ít phiền toái.
Để khắc phục vấn đề này, có một giải pháp hết sức thích hợp đó chính là gắn cầu răng sứ trên trụ implant. Bác sĩ sẽ cắm sâu trụ implant vào xương hàm, tạo thành trụ đỡ vững chắc cho cầu răng sứ. Cầu răng implant có tuổi thọ rất cao, nếu chăm sóc tốt, có thể tồn tại suốt đời.
Để lại một bình luận